Mường Lát: Điểm sáng biên cương Việt-Lào bình yên, hữu nghị

2017-05-09 09:46:47 0 Bình luận
Trung tuần tháng Tư khi những cơn gió Tây bắt đầu thổi vào đất Việt, đoàn chúng tôi vượt rừng, vượt núi tìm về Mường Lát, một huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa vốn nổi danh là vùng đất của “hoa về trong đêm hơi” với những “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.”

Các chiến sỹ đồn biên phòng cửa khẩu Tén Tằn tuần tra đường biên giới. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)
 
Vượt quãng đường 250km từ thành phố Thanh Hóa về hướng Tây Bắc với đầy dốc quanh co, nhiều cua gấp, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm chìm trong sương mù, Mường Lát dần hiện ra trước mắt với núi đồi trùng trùng điệp điệp, những bản nhỏ, những ngôi nhà sàn mọc như chêm vào giữa lưng chừng núi, những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngát, thoắt ẩn thoắt hiện trong mây. 
 
Trong suy nghĩ của nhiều người, Mường Lát nắm giữ nhiều cái “nhất” của một huyện vùng cao. Đó là huyện xa nhất, nghèo nhất; có đường biên giới dài nhất giáp với huyện Vieng Xay và Sop Bao, tỉnh Houaphanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chỉ bằng ấy cái “nhất” thôi cũng đủ nói lên những khó khăn mà người dân và chính quyền địa phương đang phải nỗ lực vượt qua để không bị tụt hậu so với các huyện khác của tỉnh Thanh Hóa cũng như mặt bằng chung của cả nước.
 
Xa nhất và nghèo âu cũng là điều thường tình, vì hầu như trên mảnh đất cong cong hình chữ “S” này, bất kỳ huyện miền núi ở vùng sâu, vùng xa nào cũng thường “sở hữu” nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn nhất. Mường Lát không phải là ngoại lệ. Nhưng điều băn khoăn là một huyện nghèo như vậy - với đường biên giới dài tới 110km với Lào, gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống là Thái, Mông, Khơ Mú, Dao, Kinh, Mường - thì cấp ủy và chính quyền địa phương có giải pháp gì để giữ vững an ninh, trật tự cũng như cải thiện đời sống nhân dân vùng biên cương xa xôi này. Đó là điều suy nghĩ của bất kỳ ai khi đứng trước cột mốc biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Để giải tỏa nỗi băn khoăn, chúng tôi đã tìm đến các đồn Biên phòng, gặp những người đang ngày đêm bám dân, bám đất, bám bản vì chủ quyền lãnh thổ, vì sự bình yên của nhân dân, vì tình hữu nghị đặc biệt Việt-Lào. Trò chuyện với đoàn, Thiếu tá Trịnh Xuân Hùng, Phó Đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, huyện Mường Lát, cho biết từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc sinh sống trên khu vực biên giới của huyện đã có mối quan hệ thân thiết với người dân ở các thôn, bản bên kia biên giới. Hằng năm, vào các dịp tết lễ, lãnh đạo địa phương hai bên đều tổ chức sang thăm hỏi, chúc mừng lẫn nhau. 
 
Trước đây, các hoạt động này chỉ diễn ra trong khuôn khổ quan hệ nội bộ giữa các cặp xã, huyện mà chưa có sự thống nhất giữa chính quyền cấp trên của hai bên. Nhằm thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa cư dân sinh sống dọc đường biên, tạo điều kiện thuận lợi để người dân qua lại, trao đổi, thăm thân, sau một thời gian xây dựng kế hoạch và được sự đồng ý của Bộ Tư Lệnh bộ đội biên phòng và Bộ Chỉ Huy Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa, Mường Lát và các huyện ViengXay, Sop Bao của Lào đã ký biên bản kết nghĩa và cứ hai năm ký lại một lần. 
 
Đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Chủ trương này đã và đang được Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa thực hiện rất sáng tạo với nhiều hình thức sinh động, thiết thực, tạo được sự đồng thuận của người dân hai bên biên giới. Kết quả đạt được không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, củng cố an ninh-quốc phòng trên địa bàn biên giới mà còn làm cho mỗi người dân sinh sống dọc hai bên biên giới thấm nhuần chủ trương, đường lối của hai Đảng và hai Nhà nước, thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới mà hai nước đã ký kết. Tính đến cuối năm 2016, có tới 15 cặp bản nằm trên tuyến biên giới Thanh Hóa-Houaphanh có quan hệ kết nghĩa.
 
Suốt một dải biên cương trập trùng, cư dân hai nước chủ yếu sống bằng nghề nông, làm nương rẫy. Chỉ nhìn qua cũng biết đời sống, kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nghèo đói thường đi cùng với lạc hậu, đó cũng là “môi trường” tiềm ẩn những vấn đề phức tạp như lợi dụng tôn giáo, dân tộc, kích động, lôi kéo người dân gây rối trật tự an ninh. Bênh cạnh đó là hoạt động của các loại tội phạm như buôn bán, vận chuyển ma túy, hàng lậu, hàng cấm. Nghèo đói và lạc hậu cũng dẫn đến nhận thức về quốc gia, quốc giới còn hạn chế nên việc đi lại, thăm thân, xâm cư, xâm canh, kết hôn giữa hai bên có lúc, có nơi chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. 
 
Để giải quyết những vấn đề trên, chính quyền xã, thôn, bản thường xuyên kết hợp với Bộ đội Biên phòng tuyên truyền vận động người dân bảo vệ nguyên trạng đường biên, cột mốc, kịp thời nắm chắc tình hình an ninh trật tự. Lực lượng biên phòng hai bên cũng chủ động trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra chung, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và các loại tội phạm, phòng chống di cư tự do cũng như các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
 
Điểm đặc biệt tại Mường Lát là chính quyền và Bộ đội Biên phòng hai bên thường xuyên trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhân các dịp đặc biệt, lễ tết, góp phần làm sâu sắc mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa hai đất nước. 
 
Trên chuyến xe cùng đoàn lãnh đạo và Bộ đội Biên phòng huyện Mường Lát sang Sop Bao trao quà mừng tết Bunpimay, đoàn chúng tôi được nghe rất nhiều câu chuyện xúc động về tình cảm hữu nghị gắn bó giữa nhân dân vùng biên hai nước. Đôi khi chỉ là nhà người anh em bên kia biên giới có việc hỉ, việc hiếu thì ở bên này lãnh đạo, người dân huyện Mường Lát đến chia vui, sẻ buồn, hay bên bạn còn thiếu thốn gì thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Mường Lát luôn cố gắng hết sức hỗ trợ, từ viên thuốc đến xây tặng các công trình điện, nhà hữu nghị, bệnh viện, trường học… Một câu chuyện được đồng chí Lò Văn Đồng, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc huyện Mường Lát kể giản dị nhưng không thể quên. Đó là khi huyện Sop Bao thiếu máy tính, huyện Mường Lát đã tặng một dàn máy tính mới cho bạn, cho kỹ thuật viên sang lắp đặt. Nhưng có một chiếc máy tính bị sự cố bạn không thể xử lý, biết chuyện huyện Mường Lát cho người mang về sửa chu tất, sau đó chuyển lại khiến phía bạn rất cảm động. Những câu chuyện giản dị, mộc mạc như thế cũng đủ cho thấy sự tin cậy, tình cảm anh em và quí trọng lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.
 
Theo chân Phó Chủ tịch huyện Sop Bao Chan Soan, đoàn chúng tôi đến thăm nhà văn hóa cụm Sop Hao. Công trình này được chính quyền cùng Bộ đôi Biên phòng huyện Mường Lát giúp đỡ xây dựng và hoàn thành năm 2016. Từng viên gạch, từng lớp ngói, khung cửa của ngôi nhà đều được huyện Mường Lát cho chuyển sang xây lắp. 
 
Suốt chuyến hành trình trên đất bạn Lào, chúng tôi còn được tận mắt chứng kiến nhiều công trình khác do bộ đội biên phòng Việt Nam hỗ trợ xây dựng, cũng như nhiều hộ gia đình được những người lính áo xanh Việt Nam tạo điều kiện vươn lên làm giàu. Nhìn những ngôi nhà khang trang, vững chãi được chính những người lính áo xanh Việt Nam góp công, góp của và góp sức tự tay xây dựng, cũng như cảnh người dân sinh hoạt văn hóa sôi nổi, cả chủ lẫn khách đều thấy ấm lòng. 
 
Những câu chuyện giao lưu nhân dân giản dị, xúc động hay những tấm biển “Nhà hữu nghị” khắc hai dòng chữ Việt-Lào được dựng lên từ sự giúp đỡ chí tình, vô tư, trong sáng của những người lính biên phòng Việt Nam chính là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa hai nước tại miền biên viễn xa xôi này. Đây cũng là nền tảng, là cơ sở để xây dựng một dải biên cương yên bình, vững chắc của Tổ quốc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...