Năm 2020: Doanh nghiệp đầu tàu liên kết chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp

2020-01-16 09:52:23 0 Bình luận
Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế tăng trưởng. Lực lượng doanh nghiệp (DN) nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Ấn tượng tăng trưởng nhanh

Năm qua, cả nước có 2.756 DN nông, lâm, thủy sản (NLTS) được thành lập mới, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số DN nông nghiệp lên 12.581 DN tăng 36,23%. Cũng trong năm qua, có 17 dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản lớn với tổng mức đầu tư trên 20 nghìn tỉ đồng đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, năm qua ngành nông lâm ngư nghiệp đã thành lập mới 6 liên hiệp HTX và 1.800 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 45 liên hiệp HTX nông nghiệp và 15.300 HTX nông nghiệp trên cả nước. Trong đó, có gần 73% số HTX hoạt động có hiệu quả. Tỉ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên tăng từ dưới 10% trước đây lên 24,5%.

Cả nước hiện có 36 nghìn trang trại theo tiêu chí mới, tăng 500 trang trại so với năm 2018. Các trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản lượng nông sản hàng hóa lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô lớn tiếp tục được nhân rộng ở các lĩnh vực và nhiều địa phương.

Đặc biệt trong năm qua, lực lượng DN nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh. Năm 2019, cả nước thành lập mới trên 2.750 DN, tăng trên 25% so vo81i năm 2018, nâng tổng số DN trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp lên gần 12.600 DN, tăng 36%. Đáng lưu ý, NLTS là một trong những lĩnh vực có số DN quay lại hoạt động cao hơn đáng kể so với lượng tạm ngừng. Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các DN nhỏ và vừa, một số tập đoàn, DN lớn đã mở rộng đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như TH, Vinamilk, Đồng Giao, Nafoods, Dabaco, Masan, Lavifood, Ba Huân, Biển Đông. Lực lượng DN nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Cùng với hiệu ứng của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sâu. Năm qua, có 17 dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản lớn với tổng mức đầu tư trên 20 nghìn tỉ đồng đi vào hoạt động. Tính từ năm 2018 đến nay, tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp trên 33 nghìn tỉ đồng với 30 dự án đã hoạt động và đang triển khai trên cả nước, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng NLTS.

Ở cấp quốc gia, đến nay đã có 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu) và 8 khu khác đang trong quá trình hoàn thiện đề án. Cấp địa phương, có 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; 124 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do DN đầu tư được UBND cấp tỉnh thành lập. Hiện cả nước có 45 DN nông nghiệp được công nhận là DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, số lượng các chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Năm qua, đã xây dựng và vận hành ổn định gần 1.484 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, tăng 388 chuỗi so với năm 2018, với 2.374 sản phẩm (tăng 948 sản phẩm) với 3.267 địa điểm bán nông sản của chuỗi (tăng 93 địa điểm). Bước đầu tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực trên quy mô vùng như chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; chuỗi liên kết trồng, chế biến, xuất khẩu lâm sản; chuỗi liên kết lúa gạo với hàng ngàn hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL.

Chất lượng doanh nghiệp lớn

Với việc mua bán, sáp nhập Vinmart, VinEco, Tập đoàn Masan đã trở thành một trong những DN lớn nhất trong ngành nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan cho biết, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay đã có 98% hộ gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng ít nhất một sản phẩm Masan. Masan có khát vọng lớn hơn, trở thành “Niềm tự hào Việt Nam” bằng cách đưa nông sản Việt vươn ra thị trường thế giới. Để thực hiện khát vọng này, Masan đã đầu tư nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, xu hướng tối ưu nhất mà các cường quốc nông nghiệp trên thế giới đang áp dụng. Gần đây nhất, Masan tiên phong đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến thế giới, hoàn thiện chuỗi nông nghiệp khép kín 3F “từ trang trại đến bàn ăn” vào chuỗi tích hợp: sản xuất thức ăn chăn nuôi-trang trại chăn nuôi kĩ thuật cao-chế biến thực phẩm công nghệ châu Âu-hệ thống phân phối và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa. Masan hiện đang sở hữu nhà máy chế biến thịt mát mang thương hiệu MEAT Deli tại Việt Nam và hiện thực hóa “giấc mơ thịt sạch” phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam được ăn thịt ngon, đạt chuẩn quốc tế với giá hợp túi tiền. Vừa qua, ứng phó với dịch tả lợn châu Phi, Masan xây dựng một hệ thống kiểm dịch, phòng thủ 3 tuyến được vận hành xuyên suốt trong chuỗi liên kết từ khâu chăn nuôi, giết mổ và chế biến, phân phối thịt mát đảm bảo an toàn phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sau nhà máy MEAT Hà Nam, Masan đang gấp rút xây dựng tổ hợp chế biến thứ hai tại tỉnh Long An và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý IV 2020.

Theo ông Quang, sau khi sáp nhập VinCommerce vào tập đoàn, Masan đã tạo ra một nền tảng bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 2.888 siêu thị và cửa hàng Vinmart, Vinmart+, tại 58 tỉnh, thành trên cả nước. Hệ thống này sẽ phụng sự người tiêu dùng nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi, đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời, tạo sân chơi công bằng, cơ hội cho các DN Việt, HTX, hộ nông dân tiếp cận người tiêu dùng, với điều kiện đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về chất lượng hàng hóa. Qua sáp nhập VinEco, Masan đã sở hữu thêm hệ thống 14 trang trại công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng bên cạnh hệ thống trang trại chăn nuôi heo của Masan. Đây là bước đi chiến lược của Masan khi hoàn thiện hệ sinh thái trồng trọt và chăn nuôi, cũng như thể hiện sứ mệnh “dốc sức toàn tâm toàn lực” vào nền nông nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu năm 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp đạt 3%. Kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt trên 43 tỉ USD. Tỉ lệ che phủ rừng mà Quốc hội đã giao là 42%, tỉ lệ đạt chuẩn nông thôn mới 59%, ít nhất có 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp để cả nước có 17.000 HTX nông nghiệp.

Mục tiêu đến năm 2025: Mức tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp trung bình từ 3%-3,5%, có thêm 5 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị từ 1 tỉ USD trở lên để đưa Việt Nam có 15 nhóm mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu 1 tỉ USD trở lên với tổng giá trị xuất khẩu là 50 tỉ USD, đứng đầu ASEAN và đứng top 10 của thế giới. Phấn đấu có 25 nghìn DN trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp, gập 2 lần hiện nay, 35 nghìn HTX nông nghiệp, gấp 2,3 lần hiện nay để làm nòng cốt phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Phấn đấu có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập của người nông dân đạt 80 triệu đồng/năm, gấp 2 lần hiện nay.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...