Nga “ra giá” với Nhật Bản về việc chuyển giao 2 hòn đảo tranh chấp
Ngoại trưởng Nga Lavrov |
Ria Novosti ngày 17/8 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết việc chuyển giao 2 hòn đảo này chỉ có thể diễn ra sau khi Nhật Bản công nhận kết quả của Chiến tranh thế giới thứ II và tiến đến một Hiệp ước hòa bình.
Ông Lavrov nói thêm rằng, Nga là một nước kế thừa hợp pháp của Liên Xô cũ và vì thế, việc công nhận Tuyên bố 1956, theo đó nước này sẵn sàng chuyển lại hai đảo sau khi tiến đến một Hiệp ước hòa bình giữa các bên liên quan.
"Giờ thì tất cả đã xuống thành miễn cưỡng khi các đồng sự Nhật Bản không công nhận kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, do đó cản trở việc ký kết một hiệp ước hòa bình. Tôi không nghĩ rằng đó là một tình thế bế tắc".
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, một Hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô và Nhật Bản vẫn chưa được ký kết.
Đến năm 1956, hai nước đã ký Tuyên bố hòa bình và đình chiến, theo đó Liên Xô đồng ý xem xét lại quyền sở hữu của một số đảo ở quần đảo Nam Kuril.
Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tuyên bố đòi lại quần đảo Nam Kuril gồm các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Nhưng Nga không đồng ý với việc này.
Thủ tướng Nhật Bản Abe, Tổng thống Nga Putin |
Quan hệ Nga-Nhật được cho là bằng mặt nhưng không bằng lòng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Tranh chấp chủ quyền liên quan đến 4 hòn đảo trong quần đảo Nam Kuril vẫn là ranh giới không thể vượt qua trong quan hệ Nga-Nhật.
Nhóm 4 đảo phía Nam quần đảo Kuril nằm rất gần Nhật Bản nhưng hiện do Moscow quản lý sau Thế chiến II. Quần đảo này vẫn được Nga gọi là Nam Kuril, còn Nhật Bản gọi đó là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Đây là vùng biển đảo được đánh giá không chỉ giàu tài nguyên khoáng sản, thủy sản mà còn là cửa ngõ ra vào Thái Bình Dương cho các hạm đội hải quân Nga.
Trong nhiều thập kỷ, Moscow và Tokyo vẫn tiếp tục đàm phán với mục đích đạt được một Hiệp ước hòa bình theo kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trở ngại chính cho điều này là sự bất đồng về quyền sở hữu phần phía Nam của Quần đảo Kuril.
Sau khi kết thúc chiến tranh, toàn bộ quần đảo đã được sáp nhập vào Liên Xô, nhưng 2 bên đã tranh chấp các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và một nhóm các đảo nhỏ liền kề.
Quan điểm của Moscow là quần đảo Nam Kuril đã trở thành một phần của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và chủ quyền của Nga đối với quần đảo này là hợp pháp, có đăng ký pháp lý quốc tế.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.