Ngày xuân nói về Tết phố - Tết quê

2021-02-11 09:00:51 0 Bình luận
Tết là dịp để mọi người được tụ họp, sum vầy, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, cầu chúc cho mọi sự an lành. Tết xưa - Tết nay; Tết quê - Tết phố đang có những nét chuyển biến theo dòng thời gian và xu thế hội nhập.

Tết quê

Những người xa xứ thường có một tâm trạng bồi hồi khi được trở về quê hương trong ngày Tết nguyên đán. Với đủ thứ bộn bề của cuộc sống, công việc, thậm chí vì khoảng cách thời gian và không gian địa lý nên có nhiều người một năm mới được về thăm quê một lần. Họ đã chọn ngày đầu năm mới là dịp sum vầy. Họ trở về trong sự chào đón, mong đợi của người thân, bạn bè, hàng xóm.

Trước Tết khoảng một tuần, bà con vẫn nhanh tay việc đồng áng, sau đó mới chuẩn bị cho việc đón Tết. Dù bận rộn đến mấy, họ cũng đều mong muốn đón một cái Tết thật vui vẻ, đủ đầy. Việc đầu tiên được quan tâm nhất là mâm Ngũ quả, với năm loại quả ý nghĩa mang lại may mắn, bình an. Tiếp đến là việc công tác chuẩn bị gói bánh chưng.  Họ rất kỹ càng việc lựa chọn nguyên liệu để gói bánh: lá dong phải to, đẹp và có màu xanh đậm, gạo nếp thường là nếp cái hoa vàng, đỗ xanh hạt đều, được bỏ vỏ và nấu chín vàng, thịt lợn cũng phải chọn phần ngon nhất, thái miếng vuông… Gói bánh xong, xép ngay ngắn vào một chiếc xoong thật to, đổ đầy nước và bắc lên bếp củi.  Đa phần, bánh được nấu qua đêm, thời gian bánh chín phải từ 9 - 12 tiếng đồng hồ. Trong thời gian nấu bánh, cũng là lúc mọi người nghỉ ngơi, quây quần và nói chuyện vui vẻ, ôn lại nhiều kỷ niệm và nói tới những việc làm trong năm.

Tết cận kề, nghi lễ tảo mộ là việc làm quan trọng, thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu đối với tôt tiên. Mọi người dọn dẹp, sửa sang phần mộ, mang hương hoa, lễ vật đến thắp hương, mời người đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu. Việc làm này cũng góp phần giữ gìn sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, dòng tộc, nhắc nhở con cháu đạo lý “chim có tổ, người có tông”.

Ngày 30 Tết, trong nhà, ngoài ngõ đều sạch sẽ, gọn gàng, đây là lúc mọi người, mọi nhà tất bật chuẩn bị một mâm cơm chu đáo để cúng gia tiên, vừa thể hiện lòng thành kính, vừa báo cáo những công việc đã làm được trong năm qua.

Người dân thôn quê đón giao thừa qua nghi lễ rất riêng biệt. Từ đầu tối, nhà thì chuẩn bị một mâm cơm để cúng, nhà thì chỉ nấu xôi chè, bánh rán… để thắp hương…. Nhưng, ai cũng một tâm trạng phấn chấn, mong chờ đến giây phút thiêng liêng chào năm mới. Nhiều người đã thực hiện tục lệ “xông nhà đầu năm” ngay sau hồi chuông điểm. Không có tiếng pháo nổ nhưng ai cũng cảm nhận được niềm vui và cùng nhau lắng nghe hơi thở của mùa xuân về.

Tết phố   

Người thành thị đón Tết theo nhiều cách khác nhau và đều có sự chuẩn bị từ trước đó. Có nhà lên kế hoạch bằng những chuyến du lịch, đến những nơi mà họ yêu thích, có người tận dụng ngày nghỉ để đến với khoảng trời Tây, thậm chí có người quan niệm Tết chỉ là chuỗi ngày nghỉ làm việc, hoặc là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, được gặp gỡ người thân, bạn bè…

Hầu hết, người thành thị đón năm mới bằng tất cả các dịch vụ sẵn có. Sau giờ làm việc, mọi người có thể vào siêu thị mua sắm đủ thứ cần thiết cho ba ngày Tết. Khác với ở quê, họ không cần phải bận rộn với nấu bánh chưng, xay giò, chả... Ngược lại, họ tranh thủ đi chúc Tết anh em, cô dì, chú, bác vào những ngày Tết cận kề. Đối với những người làm công việc nhẹ nhàng, có thời gian, họ tranh thủ cùng bạn bè đến những điểm vui chơi, giải trí, nơi có nhiều hoa…để chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc xuân đáng nhớ. Tan sở, nhiều người trở về nhà với những bó hoa trên tay, được gói rất cẩn thận.

Trong nhà, điểm nhấn cho ngày Tết phải là đào, quất, lọ hoa được bày ở những vị trí quan trọng, dễ quan sát. Ngày 30 Tết, người thành thị cũng làm mâm cơm cúng gia tiên, đây mới là lúc mà mọi người cảm thấy bận rộn nhất. Chiều 30 Tết, thành phố như yên bình hơn, không còn cảnh dòng người chen chúc, ngược xuôi, cũng không còn tình trạng tắc đường, chen lấn vì một phần dân cư đã trở về quê ăn Tết.

Đêm giao thừa, người thành thị lại đổ ra đường để chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới. Sau đó, nhiều người đã đi chùa cầu an, những bạn trẻ thì hẹn hò, tụ tập cùng nhau vui xuân, coi đây là thời điểm lý tưởng nhất của năm mới. Sáng mùng một, gần như thành phố tĩnh lặng bởi người người, nhà nhà thức dậy muộn hơn, hiếm bắt gặp ai đó trên đường vào sáng sớm.

Có thể nói, do điều kiện khác nhau nên người thành thị và người nông thôn có cách đón Tết khác nhau khá rõ, nhưng điểm chung nhất của Tết phố và Tết quê là đều hướng về phần lễ cúng gia tiên, sau đó là sum họp gia đình. Ngày Tết thiêng liêng thể hiện tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc, kết nối giữa các thế hệ, giữa quá khứ và hiện tại. Hơn bao giờ hết, ngày Tết thể hiện đậm đà hai tiếng thiêng liêng!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07
Đang tải...