Nghề nghiếp ảnh
Nhận
định chung về nghề nhiếp ảnh
Có thể nhiều người vẫn nghĩ nhiếp ảnh là một nghề ai
cũng có thể làm được, rằng “chỉ cần hướng máy về đối tượng được chụp, ngắm qua
ngắm lại một chút rồi bấm tách một cái là xong”, đó là một suy nghĩ rất “hồn
nhiên”. Để chụp được những tấm ảnh đẹp, người nhiếp ảnh phải có niềm đam mê
cháy bỏng với nghề, phải có óc thẩm mỹ, phải có những kỹ năng và sự trải nghiệm
khi bấm máy.
Nghề nhiếp ảnh không chỉ đơn thuần là một thú chơi,
một sự tiêu khiển mà còn có thể là một công việc hoàn toàn nghiêm túc, thậm chí
sinh lời cao nếu bạn thực sự có tài và máy mắn.
Chuẩn
bị tư trang
Nền tảng của nhiếp ảnh là “mỹ thuật phải đi đầu”. Tư
trang đầu tiên mà bạn cần phải có là có đủ kiến thức thẩm mỹ và kiến thức văn
hóa xã hội để nhận thức về cái đẹp, cái hay, cái dở. Thêm vào đó bạn phải có
cái nhìn sâu về mỹ thuật. Mỗi tấm hình phải nói lên một câu chuyện qua cảm xúc
chân thật của người chụp. Trước hết, năng khiếu này thể hiện ở việc bạn quan
tâm tới các sự kiện và cuộc sống mới mẻ dù ở những góc độ quen thuộc nhất. Một
người theo đuổi nghề ảnh cần bồi dưỡng cho mình một vốn văn hóa, vốn sống phong
phú, bạn phải tiếp cận với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tìm được cái hay,
cái lạ trong cái giản dị, đời thường. Sự khác nhau giữa nhiếp ảnh gia và người
khác là: Mọi người cố gắng để “chụp ảnh”, nhiếp ảnh gia cố gắng “ghi lại cuộc sống”.
Tư trang thứ hai là sức khỏe. Bạn phải có sức khỏe tốt,
một làn da…chống nắng, cái đầu lạnh, một chút gan lì và kiên nhẫn để tác nghiệp.
Những khoảnh khắc lướt qua rất nhanh, bởi vậy, các bạn thấy các nhiếp ảnh gia
thực thụ luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh, sẵn sàng chớp lấy bất cứ lúc nào.
Tư trang thứ ba là kỹ thuật. Kỹ thuật cũng là yếu tố
quan trọng không thể xem nhẹ vì phải hiểu biết tường tận các vẫn đề kỹ thuật
máy móc và sử dụng thành thạo thì mới có thể chuyển tải giá trị nghệ thuật, nội
dung tác giả muốn nói. Bên cạnh đó, yêu cầu phải thường xuyên thay đổi phương
tiện kỹ thuật để bắt kịp ưu thế của thời đại cũng là một trong những thách thức
với người làm nhiếp ảnh.
Tư trang thứ tư, để theo đuổi nghề nhiếp ảnh thì bạn
cần có “điều kiện”. Nghề nhiếp ảnh có lẽ ít dành cho những ai không có điều kiện
về kinh tế. Bởi chi phí đầu tư đối với một người mới vào nghề khá lớn, từ 30 - 40
triệu đồng nếu muốn chụp dịch vụ. Đầu tiên, phải đầu tư mua cái máy ảnh khoảng
20 triệu trở lên, sau đó là mua thêm các phụ kiện khác như ống kính, đèn flash…
Nắm
bắt cơ hội
Thị trường nhiếp ảnh tại Việt Nam rất đa dạng và có
rất nhiều đất để khai thác. Quan trọng là chọn đúng hướng và đối tượng khách
hàng phù hợp, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn. Hiện đang có rất nhiều báo, tạp
chí, quảng cáo và truyền hình. Đó là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nhiếp ảnh có
cơ hội thể hiện. Như vậy, nghề ảnh là một thị trường mở rộng chào đón những ai
có niềm đam mê đích thực.
Đây còn là một nghề hot. Thực vậy, mức thu nhập của
hầu hết các nhiếp ảnh hiện nay là khoảng 20 triệu đồng, đối với những ai đã có
chút tên tuổi. Còn những người mở studio đã quá nổi tiếng, cộng với tay nghề
chuyên nghiệp thì mức thu nhập của họ cao hơn rất nhiều. Những người như vậy đa
số đều được người nước ngoài thê rồi đi sang nước ngoài chụp. Với tay nghề như
vậy thì mức thu nhập có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng, thậm chí là hơn nữa.
Đương
đầu với thách thức
Khó khăn nhất đối với các bạn mới chọn việc làm nhiếp
ảnh để kiếm tiền đó là không có mối quan hệ. Các bạn phải khởi nghiệp với con số
0 tròn trĩnh và nếu ai không năng động thì vẫn sẽ mãi chỉ lẹt đẹt ở tầm thấp.
Về khó khăn trong lúc tác nghiệp, nhiếp ảnh gia Phạm
Hoài Nam cho hay: “Có những ngày rất kinh khủng vì phải làm việc nhiều tiếng đồng
hồ. Như lần thực hiện ảnh cho một tạp chí, có đến chục người mẫu, phải chụp cật
lực đến 4-5 ngày liên tục mới xong bộ ảnh”.
Kết
luận
Tóm lại, nhiếp ảnh hay bất cứ môn nghệ thuật nào cũng đều cần một tâm hồn chứ không đơn thuần là giác quan và kỹ thuật. Con đường đến với nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay nghệ thuật đỉnh cao, là một “nghề kiếm sống” hay “nghiệp đam mê” đều phải đi từng bước chậm rãi, thể nghiệm từ cái gốc vững chắc.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.