Ngôi nhà cổ Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua không được

2016-03-22 14:31:17 0 Bình luận
Sau khi xem nhà, ông Ngô Đình Diệm lập tức gạ mua bằng mọi giá nhưng chủ nhân nhất quyết không bán. Sau này khi đã làm tổng thống, ông cho chính quyền địa phương tiếp tục hỏi mua rồi đổi những vẫn thất bại.



Nằm cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) nổi tiếng với những ngôi nhà cổ đẹp. Trong đó có ngôi nhà gần 200 năm của ông Nguyễn Đình Hoan (56 tuổi).
 
 

Ngôi nhà nằm ở lưng chừng một ngọn đồi, hướng ra cánh đồng lúa, cao hơn những nhà trong làng khoảng 50 m. Con ngõ dẫn lên ngôi nhà nhỏ hẹp, một bên là bờ đá hàng trăm năm tuổi rêu phong phủ kín, một bên là hàng chè tàu được cắt tỉa kỹ càng.
 

 
Ông Hoan là chủ nhân đời thứ tư của căn nhà 3 gian 2 chái. Nằm trong khuôn viên vườn rộng hơn 4 hecta, phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh. Toàn bộ căn nhà cũng như bàn ghế, sập... còn chắc chắn. 
"Nó nổi tiếng không chỉ vì đẹp, còn nguyên vẹn mà bởi có nhiều giai thoại. Đó là chuyện ông Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua nhưng không được", cụ Trần Hanh (92 tuổi), nói. Ngôi nhà rộng hơn 100 m2, làm bằng hàng trăm m3 lõi gỗ mít rừng, do những người thợ mộc nức tiếng làng Văn Hà, nay là xã Tam Thành, Phú Ninh làm trong suốt 12 năm. 
 
 

Ông Hoan kể, năm 1939 lúc đó ông Ngô Đình Diệm vào thăm anh trai Ngô Đình Khôi đang làm Tổng đốc Nam Ngãi (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi), nghe tiếng ngôi nhà này đẹp đã tìm đến xem và gạ mua. 
 

 
Nhà gồm 36 cây cột chính, trong đó 16 cột lớn cỡ một người ôm. "Cha tôi kể rằng khi xem xong ngôi nhà, ông Diệm nói một mực phải mua bằng được, đòi bao nhiêu tiền cũng trả nhưng cha tôi nhất quyết không bán. Ông nói nhà do ông nội để lại, không thể bán được. Hôm đó ông Diệm nghỉ lại đây một buổi rồi hụt hẫng ra về", chủ nhân ngôi nhà đời thứ 4 nói. Sau lần đầu mua thất bại, năm 1962, khi đã làm tổng thống, ông Diệm ra lệnh cho quận trưởng tiếp tục đến gạ mua.
 

 
"Quận trưởng Tiên Phước lúc đó gọi cha tôi lên miết nhưng ông kiên quyết không đồng ý. Không mua được, ông Diệm sau đó gạ đổi nhà. Tổng thống bảo với cha tôi muốn ở nhà nào cũng được, chỉ cần nhượng lại cho ông", ông Hoan kể. Tuy nhiên, cha ông Hoan không đổi. Chuyện lão nông "cứng đầu" không chịu bán nhà cho tổng thống nhanh chóng lan khắp vùng. Nhiều người từ xa nghe tiếng kéo đến xem căn nhà.
 

 
Căn nhà còn lưu giữ nhiều đồ đạc từ đời cụ cố ông Hoan. Năm 2014, ngôi nhà được Nhà nước trùng tu, thay thế một số thanh gỗ nhỏ bị mục. Luôn xem ngôi nhà như bảo vật, nhiều khi mưa gió, sợ bị dột, ông Hoan lại hì hục che chắn. "Lõi gỗ mít tuy không bị mối mọt nhưng dính nước là nhanh hư lắm", chủ nhân giải thích.
 

 
Cách đây 8 năm, bố ông Hoan mất. "Lúc hấp hối cha dặn sau này nếu kinh tế khá lên thì trùng tu, sửa lại ngôi nhà được thì tốt. Còn không dù nghèo đến mấy cũng không bán, nếu hư hại quá thì cứ để nó sập", ông Hoan kể. Trước đây nhà lợp bằng tranh, đến đời cha ông Hoan thì được thay thế bằng mái ngói âm dương. 
 
 

Mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều được chạm khắc công phu. "Dù gia cảnh khó khăn nhưng có trả cả gánh vàng tôi cũng không bán ngôi nhà này", ông Hoan khảng khái nói. 
 

 
Ông Đặng Công Dung, Trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Tiên Phước, cho biết được nghe cha ông Hoan kể rất nhiều chuyện về nhà cổ. "Trong hồ sơ để công nhận di tích đối với ngôi nhà có đề cập chuyện Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua không bán. Đó là câu chuyện có thật chứ không chỉ là giai thoại", ông Dung nói.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

Vẻ đẹp say lòng khách quốc tế của Bãi Kem Phú Quốc

Nằm lười trên bãi cát trắng mịn của Bãi Kem, để được vỗ về bởi nắng và gió biển nồng nàn và xoa dịu bằng những thanh âm rì rào của sóng vỗ, tán dừa vi vút, bất kỳ du khách nào cũng chung một suy nghĩ: “Thiên đường có lẽ chỉ đến thế mà thôi”.
2024-05-08 11:24:00

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26
Đang tải...