Ngôi nhà không cánh cửa và “nỗi thèm người” của mẹ

2016-10-31 22:04:58 0 Bình luận
“Nhiều khi mế thèm người lắm, chỉ mong có ai đến chơi và nói chuyện, cứ ngồi một mình từ sáng tới tối cũng tủi lắm. Mế sông tách biệt hẳn với cuộc sống ngoài kia”, mế Lự tủi thân đưa tay lau nước mắt.
Chúng tôi đến thăm gia đình mế Lê Thị Lự (77 tuổi) tại thôn Cù Lạc 1 (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) sau trận mưa lũ lịch sử khiến nước tràn trắng băng mọi thứ.

Đứng ngay ngoài cửa cũng nhìn thấy căn nhà chỉ vỏn vẹn vài mét vuông, trong nhà cũng chẳng còn vật gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ kỹ đã bạc màu thời gian cùng với chiếc bàn xiêu vẹo bên trên là di ảnh ảnh chồng và con trai mế Lự.

Ngồi ngay cửa ra vào là mế Lê Thị Lự - mẹ liệt sĩ. “Lúc nào mế cũng ngồi ở vị trí này và nhìn về phía xa xăm như ngóng trông điều gì đó”, anh Trần Xuân Hồng – cán bộ chính sách xã Sơn Trạch cho hay.

Thấy có người đến chơi, mế mừng ra mặt vì mấy chục năm nay, sau trận bom Mỹ tàn phá, mế mất một chân và cứ ngồi một chỗ thế này. Tôi chào mế, mế đưa hai tay ra nắm chặt lấy bàn tay tôi.

Mế mời tôi uống nước và bắt đầu kể về những thăng trầm của cuộc đời mình. “Nhìn các con trẻ khỏe thế này, bỗng dưng mế nhớ đến thời thanh xuân của mình. Mế tham gia thanh niên xung phong từ năm 17 tuổi, tới năm 20 tuổi đã có đứa con đầu lòng.

Chồng mế đi chiến trường, mình mế vừa nuôi con, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Năm 28 tuổi, khi đó mế là bộ đội xung kích, 12h trưa hôm ấy bọn giặc Mỹ thả bom đốt kho xăng. Mế chạy vào hang ẩn nấp nhưng trúng bom, chân phải bị thương nặng.

Sau đó, các anh bộ đội thay nhau cõng mế chạy tới bệnh viện xã Cự Nậm (huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Lúc ấy, đau đớn, mế ngất lên ngất xuống.

Cuối cùng, do vết thương quá nặng, mế bị cưa mất chân phải và sống cuộc đời của người đàn bà chỉ có một chân cho tới tận bây giờ.

Chiến tranh, chính chiến tranh đã cướp mất một chân của mế, cướp chồng mế và cả đứa con trai mới 20 tuổi”, nói tới đây mế Lự không cầm nổi nước mắt.

Ngôi nhà không cánh cửa và “nỗi thèm người” của mẹ
Giấy chứng tử của con trai mế Lự

Được biết, con trai mế là anh Nguyễn Thanh Luyên (SN 1962) tham gia chiến đấu và hi sinh năm 1982 khi ấy anh vừa tròn 20 tuổi. “Nhiều đêm, mế vẫn nằm mơ thấy thằng Luyên, nó vẫn đẹp như xưa. Nếu còn sống chắc giờ nó cũng vợ con đề huề rồi.

Năm nó đi chiến trường, nó còn dẫn người yêu về thăm mế. Con bé xinh đáo để, lại chịu khó. Sau khi thằng Luyên mất, nghe đâu cô gái kia cũng đau buồn lắm, rồi cũng đi lấy chồng”, mế Lự cho hay.

Ngôi nhà không cánh cửa và “nỗi thèm người” của mẹ
Mế Lự trò chuyện cùng phóng viên

Giờ đây, mình mế sống trong căn nhà chỉ vài mét vuông. Đặc biệt, căn nhà của mế không hề có cánh cửa. Mế bảo, nhà mế cũng chẳng có gì đáng giá nên chẳng sợ trộm, với lại, không có cánh cửa để lúc nào rảnh rỗi mọi người còn đến chơi với mế.

Được biết, mế sinh được 7 người con nhưng các anh chị cũng chẳng khá giả gì, lo ăn chưa xong. Vả lại, mế già rồi, chỉ ăn được cơm nhão mà cơm nhão bọn trẻ không thích nên mế ra ở riêng, không muốn phiền tới đứa con nào.

Ngôi nhà không cánh cửa và “nỗi thèm người” của mẹ
Bữa cơm trưa của mế Lự

Hàng ngày, bà con hàng xóm mua cho vài đồng rau, thỉnh thoảng mua giúp vài đồng thịt, mế Lự già rồi nên ăn cũng chẳng đáng là bao. Trong suốt cuộc trò chuyện cùng chúng tôi, câu nói “thèm người” mế nhắc đi nhắc lại.

“Nhiều khi mế thèm người lắm, chỉ mong có ai đến chơi và nói chuyện, cứ ngồi một mình từ sáng tới tối cũng tủi lắm chứ. Mế sông tách biệt hẳn với cuộc sống ngoài kia, chẳng bao giờ mế biết được thế giới kia đang xảy ra chuyện gì. Thế giới của mế chỉ là bốn bức tường này thôi”, mế Lự đưa tay lau nước mắt.

Chia sẻ về hoàn cảnh mế Lê Thị Lự, ông Nguyễn Đức Nhân – trưởng thôn Cù Lạc 1 cho hay: “Hoàn cảnh của mế Lự rất đáng thương, con trai mế tham gia chiến đấu và mất năm 20 tuổi. Hiện giờ, mế sống một mình trong căn nhà đơn sơ, mưa là dột ướt hết. Nhiều khi nghĩ cũng tủi cho mế, tuổi già mà lúc nào cũng chỉ lủi thủi một mình”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...