Người thương binh làm giàu trên vùng đất cằn sỏi đá

2018-08-18 16:34:49 0 Bình luận
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, thương binh, Hội viên Cựu chiến binh (CCB) Lê Trọng Nhị ở xã Đức Bồng, huyện miền núi Vũ Quang đã tích cực phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng mang lại thu nhập cao.

Thương binh Nhị bên vườn cam cho thu hoạch hàng trăm triệu trên năm
 
 
 
 
 
 
 
 


Sau nhiều năm tham gia chiến đấu tại chiến trường biên giới Campuchia, năm 1981 anh Lê Trọng Nhị rời quân ngũ trở về quê hương. Mặc dù sức khỏe giảm sút, vết thương chiến tranh thường xuyên dày vò cơ thể, song với ý chí quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, CCB Lê Trọng Nhị đã tập trung khai hoang mở đất, đầu tư vốn liếng phát triển kinh tế vườn rừng.

Chỉ tay về hướng quả đồi, nơi được phủ xanh hàng nhìn cây cam, ông nói: “Sau khi về địa phương sinh sống tôi nhận thấy vùng đất quê mình rất màu mở chỉ sợ mình không có can đảm để thử nghiệm mà thôi. Vào một ngày mưa gió cách đây khoảng gần 20 năm, tôi xem trên truyền hình thấy nhiều mô hình trồng vườn rất đẹp và thu lại hiệu quả cao, từ đó tôi mới lần mò đi tìm giống, nghiên cứu cách trồng. Sau 5 năm tôi đã có mùa thu nhập đầu tiên, tuy lúc đó còn ít nhưng rất phấn khởi. Cứ thế mỗi năm tôi lại trồng thêm cây và đi kèm theo là chăn nuôi xen canh trong vườn. Đến nay tôi sở hữu một vườn cam kha khá cùng nhiều vật nuôi”.

Giờ đây trên diện tích đất rừng rộng gần 10 ha, thương binh Lê Trọng Nhị đã quy hoạch trồng được hơn 2 ha cam, khoảng 5 ha keo nguyên liệu, xây dựng chuồng trại chăn nuôi 600 con lợn, hàng trăm con gia cầm. Nhờ đầu tư đúng hướng, áp dụng tốt tiến bộ KHKT, nên mô hình kinh tế của CCB Lê Trọng Nhị mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Dẫn chúng tôi vòng quanh vườn mới thấy là biết bao công sức từ chính bàn tay của người thương binh. "Hình thức làm vườn kèm chăn nuôi, tôi nghĩ bà con nơi đây ai cũng làm được. Tôi đã chỉ bảo cho nhiều thanh niên cách trồng, cách nuôi. Địa thế đất đồi núi như thế này, tại sao ta không mạnh dạn trồng nhiều loại cây ăn quả vào?", Ông Nhị cười tươi bảo, "đất địa phương mình rất tốt rất hợp với nhiều thứ cây nhưng trồng có trái và bảo vệ là một vấn đề. Vì đồi núi nên ong, bướm, sâu, dơi… rất nhiều. Nên đối với cây cam ta vẫn dễ chăm sóc bảo vệ khi đơm hoa kết trái hơn” ông Nhị cho biết thêm.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế vườn rừng, thương binh Lê Trọng Nhị còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xây dựng vườn mẫu, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Những việc làm thiết thực của thương binh Lê Trọng Nhị luôn được cấp ủy, chính quyền, Hội CCB các cấp và người dân ghi nhận, đánh giá cao.


Vườn cam của ông Nhị được nhiều người dân đến tham quan học hỏi


Nói về sự phát triển kinh tế tại địa phương ông Trần Nhật Lệ - Phó Chủ tịch Hội CCB xã Đức Bồng chia sẻ: “Xã nhà chủ yếu là người dân phát triển bằng nghề nông nghiệp, chăn nuôi, tận dụng vùng đồi núi để canh tác trồng vườn rừng. Hầu hết các CCB sau khi về quê sinh sống đều phát triển theo hình thức này. Đặc biệt trên địa bàn có thương binh Nhị làm kinh tế rất giỏi, từng được huyện, tỉnh… khen ngợi. Đây là một trong những CCB đóng góp nhiều trong chương trình phát triển kinh tế giỏi, đi đầu trong công cuộc đổi mới và hoàn thiện cùng xã nhà trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thị trấn Gôi (Vụ Bản, Nam Định) xứng danh đô thị văn minh

Bằng sự đồng thuận, đoàn kết, sáng tạo, đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024, tiếp tục xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững.
2024-11-16 21:39:35

Ngày hội gắn kết tinh thần đoàn kết dân tộc

Chiều ngày 16/11, tại nhà văn hóa thôn Trường Thọ, xã Quảng Tiên thị xã Ba Đồn tổ chức kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống MTTQVN (18/11/1930 – 18/11/2024).
2024-11-16 17:00:00

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì một APEC thịnh vượng

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham gia các sự kiện quan trọng và gửi đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế và phát triển bền vững.
2024-11-16 09:16:13

Hải Phòng tổ chức chương trình gặp mặt, kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, TP.Hải Phòng tổ chức chương trình “Gặp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” (20/11/198 2 - 20/11/2024). Chương trình nhằm tôn vinh các thế hệ thầy, cô đã cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp giáo dục thành phố, khơi dậy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, một giá trị văn hóa quý báu.
2024-11-16 05:47:11

Hải Phòng tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Hội đồng nhân dân cuối năm

Ngày 15/11, HĐND TP.Hải Phòng (khóa XVI) tổ chức tiếp xúc với cử tri các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Đồ Sơn, Kiến An và các huyện Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Lão, An Dương trước khi diễn ra kỳ họp thường lệ cuối năm.
2024-11-15 21:43:21

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
2024-11-15 20:29:00
Đang tải...