Những vận động viên khuyết tật khiến cả thế giới nể phục

2015-11-16 12:06:24 0 Bình luận
Tuy cơ thể bị khiếm khuyết nhưng họ vẫn chinh phục được những môn thể thao đòi hỏi sức khỏe, sự bền bỉ và khéo léo.

1. Terry Fox - vận động viên, nhà hoạt động nhân đạo

Terry Fox là người Canada. Sau khi bị chẩn đoán mắc ung thư xương, anh phải cắt cụt một chân.

Năm 1980, với chiếc chân giả, Terry Fox thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân với việc nghiên cứu chữa trị ung thư.

Dù căn bệnh ung thư di căn khiến Terry phải chấm dứt hành trình sau 143 ngày, 5.373 km và không lâu sau đó đã cướp đi mạng sống của anh, nhưng nỗ lực của Terry đã trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng.

Cuộc chạy mang tên anh Terry Fox, cuộc thi chạy được tổ chức thường niên ở hơn 60 quốc gia, thu hút hàng triệu người tham dự.

2. Vận động viên khiếm thị Marla Runyan

Marla Runyan là vận động viên khiếm thị đầu tiên tham gia Thế vận hội Olympic và giành vị trí thứ 8 tại cuộc thi chạy 1.500 m năm 2000.

Cô đạt được rất nhiều Huy chương Vàng trong Thế vận hội dành cho người khuyết tật.

Năm 2001, Marla Runyan đã viết tự truyện "No Finish Line: My Life As I See It". Cô là niềm cảm hứng và động lực của rất nhiều người khiếm thị.

3. Hugh Herr - Vận động viên leo núi không chân

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Ở tuổi 17, Hugh Herr đang là 1 nhà leo núi tài năng và đầy triển vọng. Tuy nhiên, 1 tai nạn lở tuyết kinh hoàng đã cướp đi vĩnh viễn đôi chân của Hugh.

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Khi biết tin, cả thế giới dường như sụp đổ dưới chân Hugh Herr. Nhưng niềm đam mê chinh phục những đỉnh núi cùng ý chí kiên cường đã giúp Hugh Herr một mình tìm các chuyên gia y tế để hợp tác, nghiên cứu và chế tạo ra những đôi chân giả hiện đại và thông minh.

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Hơn 20 năm miệt mài, ở tuổi 48, Hugh Herr đã trở thành người sáng lập ra Viện Massachusetts chuyên nghiên cứu và chế tạo các bộ phận thay thế cho người khuyết tật.

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Dù đôi chân thật không còn nhưng với đôi chân giả do chính mình chế tạo ra, Hugh tiếp tục niềm đam mê chinh phục độ cao của mình. Mới đây, nhà leo núi khuyết tật vừa chinh phục đỉnh núi đá dựng đứng cao hơn 70 mét trên chính đôi chân sắt của mình.

4. Vận động viên điền kinh Aimee Mullins

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Năm 1996, Aimee Mullins đã khiến cả thế giới sửng sốt khi cô lập kỷ lục thế giới về chạy nước rút 100m, 200m tại Paralympic với đôi chân giả bằng sắt.

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Bị khuyết tật bẩm sinh ngay khi mới chào đời, nhưng Aimee không những tập đi lại và làm việc như những người bình thường mà cô còn tham gia bơi lội, đạp xe, bóng mềm, bóng đá, trượt tuyết,…

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

17 tuổi, Aimee tốt nghiệp phổ thông với tấm bằng danh dự. Vượt qua hơn 40.000 ứng viên, cô trở thành 1 trong 3 học sinh Mỹ nhận học bổng toàn phần của Bộ quốc phòng theo học trường Đại học Georgetown danh giá. Aimee cũng là người trẻ nhất được nhận mã số an ninh tối mật của Lầu Năm Góc để trở thành nhà phân tích tình báo Mỹ.

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Nhưng Aimee đã từ chối công việc trong mơ đó để theo đuổi đam mê thời trang và thể thao. Bằng đôi chân giả, cô đã chinh phục hàng loạt các sàn catwalk, là gương mặt đại diện của nhiều thương hiệu nổi tiếng và trở thành "nàng thơ" của nhà thiết kế tài năng Alexander McQueen. Tạp chí People đã đưa tên cô vào danh sách “50 người phụ nữ có gương mặt đẹp nhất thế giới”.

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

Aimee Mullins được vinh danh là "Người phụ nữ Mỹ vĩ đại nhất thế kỷ 20" với những đóng góp cho xã hội. Aimee muốn khẳng định với cả thế giới rằng, bằng nghị lực phi thường, cô có thể vượt qua mọi giới hạn và khiếm khuyết để làm được những việc tưởng chừng không thể.

5. Vận động viên Oscar Pistorius

 Sinh năm 1986 tại Nam Phi, Oscar không có xương mác ở cẳng chân ngay từ khi sinh ra và khi anh 11 tháng tuổi, 2 chân của anh bị buộc phải cắt bỏ.

Những vận động viên khuyết tật đã trở thành nguồn cảm hứng cổ vũ cộng đồng

 Oscar tham dự Paralympic năm 2004 và lập kỷ lục thế giới ở nội dung 200m với đôi chân nhân tạo. Anh có biệt danh là “Người đàn ông không chân nhanh nhất”,

Năm 2008, Oscar Pistorius được bầu chọn vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time.

6. VĐV điền kinh Para Games Nguyễn Thị Thuỷ


VĐV Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1964 tại Hà Nội, khi lên tuổi 18, chị đã gặp những biến cố lớn không may xảy ra trong cuộc đời và phải chịu mất đi một bên chân trái. Nhưng chị đã không khuất phục trước những số phận.


Đứng lên chính bằng niềm tin, ước mơ và hy vọng để viết tiếp những trang giấy còn đang dang dở khi gia nhập vào “Đội tuyển Điền kinh dành cho người khuyết tật Việt Nam”. Với thành tích 17 tấm HCV quốc tế, chị luôn phá các kỷ lục của chính mình và được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 3 năm 2005 & 2014.


Chị đã góp mặt trở thành người mẫu xuất hiện trên ấn phẩm tạp chí danh tiếng của “Thông tấn xã Việt Nam”.








Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...