Phải bảo vệ nguồn nước sạch của TP Sông Công

2019-07-17 12:02:10 0 Bình luận
Cần phải dự báo ô nhiễm nước Sông Công hạ lưu hồ Núi Cốc vì lượng nước thải từ KCN vào sông rất lớn (gần 20.000 m3/ngày). Bên cạnh là nhà máy nước cấp KCN và hạ lưu là công trình thu nhà máy nước TP
Văn bản pháp lý

Sau khi một số ủy viên Hội đồng thẩm định và đại biểu tham dự đặt ra những câu hỏi, ý kiến đối với Chủ đầu tư dự án liên quan đến nội dung báo cáo ĐTM về căn cứ pháp lý, về vấn đề công nghệ, kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến các nguy cơ tác động đến môi trường nước Sông Công, tác động đến đời sống của người dân khu vực dự án và vùng lân cận, Chủ dự án và đơn vị tư vấn đã báo cáo giải trình một số nội dung, cam kết tiếp thu và sẽ bổ sung làm rõ trong báo cáo ĐTM sau buổi họp Hội đồng.


Bản đồ quy hoạch 1/500 KCN Sông Công II (trong đó có dự án nhà máy áo sơ mi cao cấp).

PGS.TS. Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện Cấp thoát nước và Môi trường đã nêu ra những nội dung tồn tại chính trong báo cáo ĐTM của dự án như sau:

Trong phần mở đầu cần cập nhật các văn bản pháp lý như: Luật Thủy lợi, Luật Đa dạng sinh học,…các Nghị định: Nghị định số 43/2015 của Chính phủ về hành lang bảo vệ nguồn nước, các Thông tư: số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng về Quản lý chất thải rắn xây dựng, Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải nguồn nước sông, hồ; Thông tư số: 64/2017/TT-BTNMT quy định dòng chảy tối thiểu trên sông. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật còn chưa được đề cập đến (QCVN 07:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật; QCVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng; TCVN 7957:2008- Thoát nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 2201:2002: Các yêu cầu môi trường trạm XLNT tập trung KCN. Trong phần mở đầu cần làm rõ: Các mô hình được sử dụng để dự báo và tính toán.

Về phạm vi dự án, cần làm rõ hạng mục cấp nước từ 2 nguồn. Đó là của nhà đầu tư 12.400 m3/ngày và của KCN Sông Công 2.000 m3/ngày vì sao không thuộc phạm vi của dự án. Tuyến đường cống xả nước thải sau xử lý ra sông Công dài 2,5km không nằm trong khuôn viên nhà máy có thuộc phạm vi ĐTM này không?

Cần làm rõ mối quan hệ hạ tầng kỹ thuật của nhà máy với KCN Sông Công như giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước,… Đặc biệt là nhà máy nước sông Công chỉ cách điểm xả nước thải 3 km về hạ lưu nhưng không được đề cập đến.


BQL các KCN tỉnh cấp chủ trương đầu tư cho dự án áo sơ mi cao cấp 350 trệu USD.

Về cân bằng nước, dự án chưa lập sơ đồ cân bằng nước, và chưa có sự nhất quán về số liệu nước cấp và nước thải như: Nhu cầu cấp nước là 12.042 m3/ngày, cấp từ 2 nguồn là 14.800 m3/ngày và công suất trạm XLNT là 14.400 m3/ngày. Ngoài ra, nước cấp từ 2 nguồn (14.000 m3/ngày và 800 m3/ngày) có hòa chung với nhau hay không?

Vị trí điểm thu nước thô để cấp nước và điểm xả nước thải trùng nhau; cần làm rõ (và nhất quán) tuyến cống dẫn nước thải này là HDPE đường kính DN300 (trang 45) hay cống BTCT (trang 40).

Trên mặt bằng cần làm rõ vì sao hồ chỉ thị (chứa nước thải sau xử lý) lại nằm gần hồ chứa nước cấp cho sản xuất và lại cách xa trạm XLNT?

Trong dây chuyền công nghệ XLNT thiếu khâu xử lý bùn hình thành từ các quá trình hóa lý sau xử lý sinh học; Trong mô tả dự án chỉ có sơ đồ phát thải từ các khâu sản xuất mà chưa có các sơ đồ cân bằng vật chất; Vị trí máy phát điện dự phòng cần chỉ rõ trên mặt bằng nhà máy.

Cấu tạo và kích thước của nhà xưởng (đặc biệt là kích thước mái) cần được nêu rõ; các giải pháp thông gió, thoát nước mưa trên mái,… cho các nhà xưởng cần được đề cập đến.

Cần làm rõ tiến độ thi công các hạng mục công trình nhà máy, đặc biệt là tuyến đường ống dẫn nước cấp và dẫn nước thải nằm ngoài khuôn viên nhà máy.

Số lượng công nhân làm việc trong giai đoạn vận hành cần được làm rõ (500 hay 3100 người); Cần có bản vẽ hệ thống thoát nước mưa và nước thải kèm theo sơ đồ tổ chức thoát nước của KCN trong báo cáo ĐTM này và mô tả rõ trong chương mô tả dự án.

Cần đánh giá tác động đến nhà máy nước Sông Công

Về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường khu vực dự án, cần bổ sung bản đồ hệ thống thủy văn khu vực vào Báo cáo ĐTM; Cần có thông tin về vấn đề sử dụng nước trên sông Công từ hạ lưu hồ Núi Cốc và thông tin nhà máy nước sạch Sông Công nằm ở hạ lưu điểm xả nước thải 3 km.

Hiện trạng tài nguyên sinh vật, chỉ rõ nguồn dẫn liệu; Làm rõ vị trí điểm xả nước thải KCN Sông Công (Q=5.000 m3/ngày) so với điểm xả nước thải của nhà máy.


Báo cáo ĐTM của KCN Sông Công II đã được phê duyệt chỉ 5000m3/ngày.

Trong vấn đề đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án, cần đánh giá dự án được xây dựng ở cốt địa hình cao nên ít khả năng gây ngập lụt khu vực (bảng 3.1) là không hợp lý; Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng không đúng và lớn hơn nhiều so với nước thải của công nhân sản xuất. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công cũng không hợp lý (bảng 3.19).

Trong tính toán nước mưa, lượng nước mưa chảy tràn khu vực thi công xây dựng với hệ số dòng chảy K=0,7 là lớn; Thời gian tích lũy chất ô nhiễm T=15 ngày là quá nhỏ.

Ô nhiễm môi trường khí trong giai đoạn vận hành nhà máy: Chưa đề cập đến lượng CH4 phát thải từ khâu XLNT (bể UASB) (mức phát thải khí nhà kính gấp 21 lần so với CO2), phát thải nhiệt từ quá trình giải nhiệt nước thải,…Cần đánh giá khí phát thải từ hệ thống máy phát điện dự phòng.

Chất lượng nước thải đầu vào (bảng 3.46) dùng làm thông số thiết kế trạm XLNT có nồng độ ô nhiễm (đặc biệt là độ màu) thấp hơn nhiều so với các nhà máy dệt nhuộm khác. Lý giải về nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước thải của nhà máy này không hợp lý và không nhất quán. Thông thường trong nước thải dệt nhuộm, tỉ lệ TN: COD hoặc TP:COD là thấp.

Xác định ngưỡng chịu tải của sông Công (theo hướng dẫn của Thông tư 76/2017/TT-BTNMT) và dự báo ô nhiễm nước sông (theo các mô hình tính toán) là 2 nội dung khác nhau. Trong Báo cáo này chỉ mới tính toán ngưỡng chịu tải tuy nhiên dữ liệu đầu vào chưa đầy đủ (chưa đủ thông tin các nguồn thải khác vào sông). Cần phải dự báo ô nhiễm nước sông Công hạ lưu hồ Núi Cốc theo các kịch bản khác nhau vì lượng nước thải từ KCN Sông Công II xả vào sông rất lớn (14.400 m3/ngày và 5.000 m3/ngày) bằng các phần mềm phù hợp vì bên cạnh là nhà máy nước cấp KCN và hạ lưu là công trình thu nhà máy nước sông Công (Q=20.000 m3/ngày).

Cần đánh giá tác động của việc xả nước thải của nhà máy đến nhà máy nước Sông Công. Yêu cầu chất lượng nước sông Công tại ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh (200 m phía thượng lưu điểm thu nước, theo quy định điều 5.1 của QCVN 01:2008/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng) phải thường xuyên đảm bảo yêu cầu chất lượng nước thô của nhà máy nước (theo TCXD 233:1999- Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt). Vùng bảo vệ nguồn nước cũng phải tuân thủ Nghị định 43:2015/NĐ-CP về Quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.


Tp Sông Công tươi đẹp với ố dân lên đến hàng chục nghìn người.

Cần có biểu đồ phân vùng chất lượng nước sông để xác định các nguy cơ rủi ro đối với nguồn nước khi sự cố các trạm XLNT; Đánh giá khả năng chịu tải của sông Công theo thông số pH không đúng và không có cơ sở khoa học; Theo QCVN 50:2013 (bảng 2), bùn thải XLNT dệt nhuộm là CTR nguy hại với mã chất thải nguy hại 10.02.03 vì vậy trong Báo cáo cần làm rõ số lượng và loại bùn thải của trạm XLNT công suất 14.400 m3/ngày này. Thay than hoạt tính dùng trong trạm XLNT với chu kỳ như thế nào. Các số liệu trang 168 chưa có cơ sở để tính toán.

Chưa có được sơ đồ cân bằng vật chất nên chưa dự báo hợp lý được khối lượng nước thải, chất thải rắn, khí thải,… trong quá trình vận hành nhà máy.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm người dân, chiến sĩ huyện đảo Bạch Long Vĩ

Sáng 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ. Đoàn công tác còn có Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
2024-11-14 19:16:55

Quảng Ninh: Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thành phố Hạ Long vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển Giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đầu ngành trong lĩnh vực GD&ĐT; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương và các thầy cô giáo trên địa bàn thành phố.
2024-11-14 16:57:53

Lý luận về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạp chí trân trọng giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhbuổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ 3).
2024-11-14 13:38:37

Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, từ đó mang lại sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đời sống vật chất và tinh thần năm sau cao hơn năm trước cho nhân dân.
2024-11-14 13:24:16

Tết này thêm đỏ cùng triệu lộc vàng khuyến mãi từ bia Hà Nội – Tết 2025

Chào đón năm Ất Tỵ 2025 đầy tài lộc may mắn, Bia Hà Nội mang đến cho khách hàng nhiều giải thưởng có giá trị trong dịp Tết với chương trình khuyến mại “Thấy Bia Hà Nội là thấy Tết”.
2024-11-13 20:56:19

Lễ hội Bia Hà Nội 2024, sự kiện văn hóa được mong chờ nhất năm đã quay trở lại

Trải qua gần hai thập kỷ đồng hành cùng người dân Thủ đô, Lễ hội Bia Hà Nội đã trở thành sự kiện văn hóa ẩm thực đặc biệt được mong chờ mỗi năm, thu hút hàng ngàn tín đồ yêu bia khắp nơi đến tham dự.
2024-11-13 20:19:32
Đang tải...