Phát triển khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng theo ‘định hướng xanh’
Trong quý I, TP.Hải Phòng đã đạt nhiều kết quả quan trọng: hoàn thành giai đoạn 1 của cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, đã giảm từ 15-20% đầu mối, có cơ quan, đơn vị giảm hơn 50% đầu mối; Qua khoảng hơn 1 tháng hoạt động theo mô hình tổ chức mới, về cơ bản các nhiệm vụ được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng, thông suốt; Đề án “Xây dựng CNXH gắn với con người XHCN” tại TP.Hải Phòng đang tích cực hoàn thiện, cơ bản bám sát tiến độ; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; …
Tổng sản phẩm (GRDP) tăng 11,07% (kế hoạch năm là 12,5%); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,06%; Thu ngân sách Nhà nước đạt 47.873,44 tỷ đồng (tăng 44,16%), trong đó thu nội địa đạt 28.537,72 tỷ đồng (tăng 48,20%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 18.742,67 tỷ đồng (tăng 44,04%); Tổng vốn đầu đạt 45.390,7 tỷ đồng (tăng 15,9%); Kim ngạch xuất khẩu đạt 8,58 tỷ USD (tăng 5,45%); Sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 38,45 triệu tấn (tăng 6,67%); Số lượng khách du lịch đạt 1.806 nghìn lượt (tăng 12,29%); Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 372,03 triệu USD (tăng 46,84%); Tính đến hết ngày 31/3, giải ngân được hơn 2.505 tỷ đồng (bằng 10% kế hoạch). Năm 2024,Hải Phòng đứng đầu bảng xếp hạng về Chỉ số “cải cách hành chính” (PAR Index) và Chỉ số “hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước”.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu ghi nhận, biểu dương những thành tích, kết quả nổi bật mà thành phố đã đạt được, đồng thời nhấn mạnh phương hướng, nhiệm vụ quý II. Hải Phòng với vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics trọng điểm của miền Bắc và cả nước phải đi trước một bước, hành động nhanh hơn một nhịp. Đây là cơ hội để Thành phố định hình lại chiến lược phát triển. Do đó, cán bộ chủ chốt phải nêu cao tinh thần đoàn kết, nhất trí, giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với tập thể và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và trong thực hiện công vụ; Hoàn thành Đề án “sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã”; Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân trong quá trình sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; UBND thành phố chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; Phối hợp với Hải Dương để xây dựng và hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố; Tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù áp dụng cho các ngành, lĩnh vực với tinh thần có lợi cho người dân và doanh nghiệp 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập.
Với số lượng lớn đầu mối cấp xã trực thuộc thành phố, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu đề nghị Đảng ủy UBND thành phố khẩn trương nghiên cứu, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thông tin, báo cáo và phối hợp giữa các cơ quan bảo đảm thông suốt, hiệu quả, kịp thời; Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kép, vừa sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế 12,5%, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 15,65% của giai đoạn 2026 - 2030; Làm việc với một số đơn vị, địa phương và các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án công trọng điểm, nghe báo cáo về giải ngân vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài; Bám sát công tác thẩm định, thẩm tra về “thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng”; Hoàn thiện Đề án thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới; Tập trung phát triển KKT ven biển phía Nam theo đúng định hướng xanh, sinh thái, điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp công nghệ cao; Tích cực làm việc các nhà đầu tư tiềm năng đề xuất các dự án chiến lược; Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số toàn diện; Phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh; 100% thủ tục hành chính được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh.
Từ nay đến cuối năm, Hải Phòng tiếp tục triển khai các dự án hạ tầng chiến lược đối với các bến còn lại của cảng Lạch Huyện, cảng Nam Đồ Sơn, sân bay Tiên Lãng, đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Chủ động nghiên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng và Hải Dương, biến lợi thế của cả 2 địa phương thành động lực phát triển mới của Thành phố trong tương lai; Khẩn trương hoàn thiện Đề án “chuyển đổi xanh TP.Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các thị trường tiềm năng (EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Nga); …
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.