Phát triển kinh tế phải gắn liền với quốc phòng, an ninh

2019-09-21 14:22:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu toàn quốc Ủy ban MTTQ Việt Nam các đại biểu đại diện cho vùng miền, ngành nghề đã gửi những tham luận đến Đại hội. Thiếu tướng Lê Mã Lương - AHLLVTND - Ủy viên Đoàn chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và người khuyết tật Việt Nam (VAIDE) cũng đã gửi tới Đại hội tham luận với chủ đề: " Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xu thế hội nhập Quốc tế".

Trong bài tham luận của mình, Thiếu tướng Lê Mã Lương đã khẳng định vai trò rất quan trọng của MTTQ Việt Nam, mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận và các tầng lớp nhân dân ngày càng được tăng cường. Ðường lối, chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


Thiếu tướng Lê MÃ Lương chụp ảnh cùng một số đại biểu tham gia Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam khóa IX


"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, góp phần to lớn tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động ngày càng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Ðặc biệt, các phong trào, cuộc vận động về đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách, các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư... có tác dụng thiết thực, tạo nên sự gắn kết cộng đồng, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện sâu rộng, đã làm cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh hơn, bền vững hơn.

Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đặt ra nhiều thách thức, việc kết hợp hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không coi nhẹ việc nào; bảo vệ Tổ quốc phải từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa nguy. Quan điểm phát triển kinh tế gắn liền với quốc phòng, an ninh rất quan trọng, để kinh tế-xã hội phát triển đồng thời tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường.

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, có diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu ki-lô-mét vuông, gấp 3 lần lãnh thổ, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác. Diện tích biển của Việt Nam chiếm 29% diện tích Biển Đông. Bình quân 100km2 đất liền có 1km đường bờ biển, trong khi tỷ lệ này của thế giới là 600km2/1km. Cứ khoảng 1km2 đất liền thì có gần 4km2 vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế. Tỷ lệ này gấp khoảng 1,6 lần so với mức trung bình của thế giới. Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Nhiều khu vực bờ biển, cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.

Chúng ta đang đứng trước những thách thức gay gắt về bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; về tình trạng ô nhiễm môi trường biển… Bảo đảm an ninh biển, đảo nhằm khai thác những tiềm năng to lớn của biển là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách trong thế kỷ XXI khi mà tình hình Biển Đông đang ngày càng nóng lên trước những toan tính của một số quốc gia trên thế giới.

Trong những năm qua, Bộ Quốc phòng, hệ thống cơ quan quân sự đã thực hiện tốt nhiệm vụ giúp Chính phủ, chính quyền các cấp thống nhất quản lý nhà nước trong công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống công trình quốc phòng và khu quân sự. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với Bộ Quốc phòng, các đơn vị quân đội trong xây dựng và xét duyệt các quy hoạch, cấp phép xây dựng, sử dụng đất đai ở một số dự án, công trình phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến quốc phòng, khu quân sự còn chưa chặt chẽ.

Đã đến lúc, chúng ta cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, đưa đất nước vươn lên tiến bước cùng thời đại.

Do đó, cần xác định phát triển kinh tế-xã hội song hành với tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phòng thủ đất nước. Cùng với đó là nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cho các lực lượng vũ trang, xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc, toàn diện. Chủ động bổ sung, hoàn thiện các đề án, phương án tác chiến, phương án bảo đảm mọi mặt cho khu vực phòng thủ. Chủ động đối phó với mọi tình huống xảy ra, đồng thời, cần tập trung nguồn lực để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình quốc phòng và khu quân sự nói chung và hệ thống công trình phòng thủ nói riêng theo phương án tác chiến chiến lược.

Cần nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các vụ việc phức tạp, các vi phạm pháp luật liên quan đến công trình quốc phòng và khu quân sự. Không để các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng xuyên tạc, kích động, lôi kéo người dân tranh chấp, khiếu kiện, phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự tại khu quốc phòng, an ninh, công trình quân sự".


Thiếu tướng Lê Mã Lương - AHLLVT Nhân dân - Chủ tịch Hiệp hội VAIDE


Trong buổi làm việc với phóng viên, Thiếu tướng Lê Mã Lương đã chia sẻ: "Vốn xuất thân là một người lính và ở trong Quân đội 45 năm và tham gia mặt trận Tổ quốc Việt Nam 20 năm liên tục, nghĩa là tôi đã qua 5 khóa đại hội Mặt trận vì thế tôi ý thức được rất sâu vận mệnh của đất nước, chủ nghĩa yêu nước, cái tinh thần dân tộc của người Việt và cái ý chí đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Cho nên, trong tình hình hiện nay, thế giới cũng có những vấn đề phức tạp, khó lường, trong nước thì chúng ta đang dồn toàn bộ cái nỗ lực để phát triển kinh tế xã hội để xây dựng đất nước như Bác Hồ đã căn dặn trong di chúc của Người, chính vì thế  hơn bao giờ hết đây là cơ hội để ta phát triển kinh tế đất nước, cơ hội để mở rộng sự hợp tác đa phương đối với thế giới, cũng để thế giới có thể hiểu Việt Nam là một đất nước đã trải qua những cuộc chiến tranh nó khốc liệt như vậy và bây giờ trong cơ hội hòa bình như thế này thì thể hiện cái nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Kinh tế phải đi đôi với giữ vững quốc phòng, tiềm lực của quốc phòng có mạnh lên được hay không là nó phải theo một sự thúc đẩy, cái nền của kinh tế. Quốc phòng mạnh phải trên cơ sở phát triển kinh tế mạnh, cho nên, tất yếu nó phụ thuộc, nó tác động lẫn nhau, nó thúc đẩy lẫn nhau. Anh xây dựng quốc phòng mạnh mà không có trên cơ sở  nền kinh tế phát triển mạnh thì quốc phòng không bao giờ mạnh được. Và ngược lại để có nền kinh tế mạnh thì nó liên quan đến vấn đề quốc phòng mà liên quan đến vấn đề quốc phòng đó là liên quan đến chiến lược quốc phòng, nó liên quan đến phòng thủ chiến lược của Việt Nam bởi vì chúng ta là cái nước mà luôn luôn thể hiện cả trong chiến tranh cũng như thời bình và đặc biệt trong thời bình cái phòng thủ chiến lược đất nước là vô cùng quan trọng vì thế cho nên nó phải có một sự kết hợp chặt chẽ để thúc đẩy quốc phòng phát triển mạnh, đồng thời có cái hỗ trợ cho  nền kinh tế phát triển mạnh nên".

Chính vì thế, một đất nước có mạnh, có phát triển phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, làm thế nào để kinh tế và quốc phòng có mối quan hệ bền chặt thì cần phải có sự chung tay góp sức của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có như thế mới xây dựng một Việt Nam phát triển.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khẳng định quyền tiếp cận công bằng với kiến thức pháp luật dành cho người khiếm thị

Sáng ngày 8/11/2024, vòng chung khảo cuộc thi tuyên truyền viên pháp luật giỏi dành cho người khiếm thị đã được tổ chức thành công tại Hà Nội, với sự tham gia của các thí sinh xuất sắc từ vòng sơ khảo ngày 17/10.
2024-11-08 16:19:36

Quảng Ninh: Dân ca độc đáo Nghệ thuật hát Đúm được bảo tồn và phát triển

Loại hình dân ca độc đáo “hát Đúm” xuất hiện từ rất lâu đời ở vùng ven biển Quảng Ninh, đặc biệt tại thị xã Quảng Yên đang rất cần được bảo tồn. Việc lan toả nghệ thuật hát Đúm ngày một rộng rãi trong đời sống nhân dân, góp phần bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hoá truyền thống này là hết sức cần thiết.
2024-11-08 16:10:54

Quảng Ninh: Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV

Trong 2 ngày 8-9/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV-2024 long trọng được tổ chức với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
2024-11-08 16:06:14

Quảng Ninh: TP Uông Bí Xây dựng “Xã, phường sạch ma tuý”

Với nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm ma túy, qua đó góp phần đảm bảo ANTT, giữ vững địa bàn an toàn, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân đang được TP Uông Bí (Quảng Ninh) triển khai quyết liệt thời gian qua.
2024-11-08 16:02:55

Tạp chí Phổ biến Pháp luật Việt Nam có tân Tổng Biên tập

Sáng nay (8/11), Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Thành Đoàn giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Phổ biến Pháp luật Việt Nam.
2024-11-08 09:57:32

VPBank tung ưu đãi lớn: “Sinh trắc học ngay – iPhone về tay”

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 17 quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán và Thông tư 18 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, nhằm kiểm soát giao dịch chặt chẽ hơn, giảm thiểu các hành vi lừa đảo thông qua hệ thống ngân hàng.
2024-11-08 09:17:53
Đang tải...