Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

2018-11-15 11:51:22 0 Bình luận
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 15/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

(Ảnh minh họa: Văn Điệp/TTXVN)


Tại Kỳ họp thứ 5, sau khi thảo luận về dự án luật này, Quốc hội đã quyết định mở rộng phạm vi sửa đổi của dự án luật nên tên luật từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được đổi thành dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) để sửa đổi một cách toàn diện nhằm thể chế hóa các quan điểm và định hướng của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, dự thảo luật cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 với những nội dung liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan để quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đảm bảo tính toàn diện, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn; tạo hành lang pháp lý thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo và huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục, thúc đẩy hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; đảm bảo tính kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Qua thảo luận tại tổ chiều 8/11, đa số đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục và đánh giá dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, tập trung vào một số nội dung: chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chính sách đối với giáo viên; phương pháp giáo dục phổ thông; giáo dục mầm non; giáo dục gia đình; các hành vi cấm trong hoạt động giáo dục; độ tuổi giáo dục phổ thông; mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc định hình nhân cách cho học sinh, về hợp tác quốc tế trong giáo dục...

Trong phiên họp chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này đã được giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, gồm 5 chương, 28 điều với một số nội dung lớn như: về phạm vi bí mật nhà nước (Điều 9); về danh mục bí mật nhà nước (Điều 10); về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước (Điều 19).

Đáng chú ý, so với dự thảo Luật do Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 4, dự thảo Luật đã được bổ sung quy định về hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước (Điều 18 và Điều 19), trong đó quy định cụ thể về thẩm quyền tổ chức, thành phần tham dự và giao Chính phủ quy định chi tiết các điều kiện về địa điểm tổ chức, phương tiện, thiết bị, các phương án bảo vệ, việc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sử dụng tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp để quản lý chặt chẽ, phòng ngừa và ngăn chặn việc lộ, mất thông tin bí mật nhà nước trong hoạt động này.

Tại phiên thảo luận dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chiều 25/10, các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến vào các nội dung: Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước; các hành vi bị nghiêm cấm; phạm vi bí mật nhà nước và ban hành Danh mục bí mật nhà nước; hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước; cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước; thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; trách nhiệm giám sát thực hiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; trách nhiệm của công dân trong bảo vệ bí mật nhà nước; giải mật, điều chỉnh độ mật và tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; đánh giá tác động của các chính sách được quy định trong dự thảo Luật; điều khoản chuyển tiếp; thời điểm Luật có hiệu lực…

Thời gian còn lại của phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này gồm 17 chương, 152 điều, trong đó bổ sung thêm 3 chương mới so với Luật hiện hành (Chương II, Chương X và Chương XII), đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; các biện pháp xử lý nợ đọng thuế; áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử; vấn đề điều tra thuế; hoàn thiện các quy định về cưỡng chế nợ thuế.

Trong phiên họp tổ sáng 12/11 về nội dung này, đa số đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm hoàn thiện thể chế quản lý thuế, thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, góp phần thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống quản lý thuế hiện đại trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, nhiều ý kiến của đại biểu tập trung vào một số nội dung giải thích từ ngữ; nguyên tắc quản lý thuế; những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế; Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; khoanh nợ, xóa tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt; bổ sung quy định quyền và nghĩa vụ của cán bộ ngành thuế; hợp tác quốc tế về thuế; nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước; căn cứ ấn định thuế; xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thị trấn Gôi (Vụ Bản, Nam Định) xứng danh đô thị văn minh

Bằng sự đồng thuận, đoàn kết, sáng tạo, đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024, tiếp tục xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững.
2024-11-16 21:39:35

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì một APEC thịnh vượng

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham gia các sự kiện quan trọng và gửi đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế và phát triển bền vững.
2024-11-16 09:16:13

Hải Phòng tổ chức chương trình gặp mặt, kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, TP.Hải Phòng tổ chức chương trình “Gặp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” (20/11/198 2 - 20/11/2024). Chương trình nhằm tôn vinh các thế hệ thầy, cô đã cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp giáo dục thành phố, khơi dậy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, một giá trị văn hóa quý báu.
2024-11-16 05:47:11

Hải Phòng tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Hội đồng nhân dân cuối năm

Ngày 15/11, HĐND TP.Hải Phòng (khóa XVI) tổ chức tiếp xúc với cử tri các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Đồ Sơn, Kiến An và các huyện Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Lão, An Dương trước khi diễn ra kỳ họp thường lệ cuối năm.
2024-11-15 21:43:21

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
2024-11-15 20:29:00

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
2024-11-15 17:54:20
Đang tải...