Thanh niên khuyết tật chân, mở xưởng chổi đót thu về hơn trăm triệu đồng/năm

2022-04-14 17:20:28 0 Bình luận
Phiêu bạt hơn 10 tỉnh thành để tìm việc làm, anh Lê Văn Thạch (38 tuổi), ở xã Đoàn Kết, TP.Kon Tum (Kon Tum) cuối cùng cũng tìm được "bến đỗ", ổn định với xưởng chổi đót và giúp đỡ người cùng cảnh.

Anh Lê Văn Thạch (38 tuổi) bị sốt bại liệt, đôi chân teo tóp từ năm 2 tuổi.  Học hết THCS, anh Thạch đành nghỉ học vì con đường đến trường THPT dài hơn 10 cây số, trở nên quá sức với đôi chân tật nguyền…

Ước mơ cháy bỏng được ngắm nhìn cuộc sống đó đây, anh đi làm đủ việc để kiếm tiền. Cứ có tiền, anh lại nhảy việc. Sau hơn 10 năm  lang thang hơn 10 tỉnh và trải qua đủ thứ nghề từ bán vé số, công nhân may mặc đến thợ cơ khí…, anh Thạch quyết định trở về quê nhà…

Tại quê nhà, anh Thạch gặp một người bạn cùng cảnh ngộ đang làm nghề bện chổi. Thấy tò mò nên anh Thạch xin theo học nghề. Cũng từ đây anh chuyển hẳn sang nghề bện chổi.

Anh Thạch mở xưởng sản xuất chổi đót, đào tạo người cùng cảnh ngộ (Ảnh: Thanh niên)

Đầu năm 2016, TP.Kon Tum triển khai dự án “Hòa nhập người khuyết tật trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đa dạng hóa thu nhập” nhằm hướng dẫn, gợi mở định hướng làm kinh tế phù hợp thực tế và nhu cầu của người khuyết tật. Anh Thạch hứng khởi đăng ký tham gia, và thành lập nhóm “Tự lực” sản xuất chổi đót và vận động thêm 13 người cùng cảnh ngộ tham gia dự án.

Năm 2021, cả nhóm thực hiện đơn đặt hàng làm 5.000 cây chổi cho một đơn vị tại TP.HCM. Anh Thạch rất vui mừng khi nghĩ đến cảnh cả nhóm sẽ có thu nhập tốt hơn, đủ trang trải cuộc sống vơi đơn hàng khủng này. Tuy nhiên, do dịch bệnh phức tạp khiến giao thông đi lại khó khăn, đơn hàng tồn kho chẳng thể gửi đi.

“Thời điểm đó tui nghĩ lung lắm, phải làm sao để trả lương cho anh em. Vậy rồi tui đánh liều đến gặp Thành đoàn Kon Tum nhờ giúp đỡ. Vài ngày sau Thành đoàn đã huy động các đơn vị giải cứu chổi đót cho anh em”, anh Thạch nhớ lại.

Được biết, nhóm của anh Thạch có tấtt cả 13 người, trong đó có  1 người khiếm thị, 1 người khiếm thính, 3 người khuyết tật thần kinh, còn lại là người khuyết tật vận động. Hơn một nửa số thành viên là gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Sau nhiều năm hoạt động, nhóm “Tự lực” làm được khoảng 10.000 cây chổi/năm. Với giá bán hiện tại khoảng 35.000 - 60.000 đồng/cây, trừ đi chi phí sản xuất, doanh thu của nhóm đạt từ 150 - 250 triệu đồng/năm...

Tương tự anh Thạch, anh  Lường Văn Hiếu (SN 1987, dân tộc Tày) sinh ra trong gia đình nghèo ở huyện miền núi Đà Bắc, Hòa Bình. Năm 2011, anh phát hiện mắc bệnh lao xương, không có điều kiện chữa trị. Từ một thanh niên khỏe mạnh bình thường, anh trở thành người khuyết tật ở chân, vận động khó khăn, không thể đi xe đạp, xe máy.

Sau khi bị bệnh, anh đã đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật Long Thành (TP Hòa Bình) học nghề may công nghiệp.Trong quá trình học nghề, anh đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, từ việc làm quen kiến thức, kỹ thuật cắt, may... đến chuyện đạp máy may. Phải mất hơn ba năm, anh mới có thể sử dụng thành thạo máy may.

Đến nay, anh Hiếu đã vững tay nghề, có việc làm ổn định. Trong vai trò một kỹ thuật viên của xưởng, anh hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức đến các bạn thanh niên khuyết tật, kém may mắn khác. 
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)

Sáng 21/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
2025-04-21 14:38:43

Gieo mầm yêu thương, chắp cánh ước mơ cho trẻ khiếm thị

Hòa chung không khí kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Câu lạc bộ RB đã tổ chức một hoạt động giao lưu - nghệ thuật đặc biệt nhằm tôn vinh nghị lực của trẻ em khiếm thị và lan tỏa thông điệp yêu thương, sẻ chia đến cộng đồng. Sự kiện có sự tham gia của nhiều đại biểu, khách mời đặc biệt cùng sự đồng hành của các nhà tài trợ tâm huyết.
2025-04-21 14:22:58

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.
2025-04-21 09:41:23

Nhà giáo Trần Xuân Trà: Làm thơ là duyên nợ, là niềm vui của nghề dạy học

Là giáo viên dạy Văn, thầy giáo Trần Xuân Trà- Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B, tỉnh Nam Định rất say mê làm thơ. Thơ của thầy Xuân Trà luôn được đồng nghiệp, học trò, người thân yêu thích, chia sẻ nhưng chưa một lần in ấn, xuất bản. Trò chuyện với phóng viên Hòa Nhập, thầy hiệu trưởng cho rằng mình làm thơ là do duyên nợ, niềm vui, phản ánh đúng lòng mình, nhất là khi trải qua những “ngã rẽ” của nghề dạy học.
2025-04-21 08:58:15

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, tặng quà các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại Trường Quân sự Quân khu 7 và công viên bến Bạch Đằng.
2025-04-20 22:43:40

Cụm di tích nhà Mạc tại Hải Phòng đón Bằng xếp hạng ‘Di tích quốc gia đặc biệt’

Cụm di tích Vương triều nhà Mạc (huyện Kiến Thụy) vừa được đón nhận Bằng xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là kinh đô ven biển đầu tiên của nước ta, đã để lại dấu ấn lịch sử tốt đẹp giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.
2025-04-20 09:57:15
Đang tải...