Thời cơ “vàng” để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Vương quốc Anh

2021-07-02 15:49:32 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đó là lời nhận định của ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương Quốc Anh. Ông Cường phát biểu: Nhiều nước có sản phẩm tương tự xuất khẩu như Việt Nam nhưng họ lại chưa kịp có Hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh. Đây là thời gian “vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam, tranh thủ cơ hội, thiết lập quan hệ bạn hàng để chiếm lĩnh vị trí và thị phần trên thị trường Anh.

Ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA tạo cơ sở để 2 nước tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để ký kết chính thức. Ảnh tư liệu.

Vương quốc Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hai nước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) đạt 5,8 tỷ USD và nhập khẩu (NK) đạt 857 triệu USD. Trong giai đoạn từ 2011-2019, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK song phương Việt - Anh tăng trung bình 12,1%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10%/năm. Tăng trưởng tổng kim ngạch XNK với thị trường này cũng đạt mức cao (trên 10%).

Các sản phẩm XK chính của Việt Nam sang Anh là: điện thoại - linh kiện, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính - linh kiện, hạt điều, cà phê, hạt tiêu; Việt Nam NK từ Anh gồm: máy móc, thiết bị, dược phẩm, sắt thép, hóa chất. Mặt hàng XNK giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. 

Dư địa tăng trưởng thị trường tại Vương quốc Anh cho sản phẩm Việt Nam còn rất lớn vì tất cả các sản phẩm XK Việt Nam chỉ chiếm được không quá 1% thị phần trong tổng kim ngạch NK hàng hóa mỗi năm gần 700 tỉ USD (2019) của Anh. Tuy nhiên, khi Anh rời EU, các ưu đãi mang lại từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ không được áp dụng tại thị trường Anh. Bởi vậy, việc ký kết một FTA song phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cải cách, mở cửa thị trường, thuận lợi hóa thương mại ở hai quốc gia trên cơ sở kế thừa các kết quả đàm phán tương đối tích cực ở EVFTA, tránh gián đoạn các hoạt động thương mại do hệ quả mang lại của Brexit. Hiểu được điều đó, Chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Công Thương Việt Nam đã tiến hành đàm phán với Bộ Thương mại Vương quốc Anh để cho ra đời một hiệp định thương mại tự do mới giữa 2 quốc gia. Qua nhiều phiên đàm phán đến ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) tạo cơ sở để 2 nước tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để ký kết chính thức. Vào 21h ngày 29/12/2020, theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA đã được đại diện ủy quyền (đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. Như vậy, kể từ 23h giờ GMT ngày 31/12/2020 (tức là 6h ngày 1/1/2021 theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực.

 Do ảnh hưởng của Covid-19, việc ký kết Hiệp định UKVFTA đã được ủy quyền cho Đại sứ hai nước trực tiếp ký tại Anh. Ảnh tư liệu.

UKVFTA được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

Hiệp định UKVFTA gồm 9 điều khoản; 1 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA; 1 Nghị định thư và 1 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

Về cơ bản, các nội dung thuộc diện điều chỉnh của UKVFTA cũng tương tự như EVFTA, gồm: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường). Bên cạnh đó là nội dung về đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế.

Theo cam kết trong UKVFTA, thuế NK hầu hết mặt hàng tôm vào Vương quốc Anh được giảm từ 10-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Với mặt hàng hoa quả, khi hiệp định có hiệu lực, hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế có mức thuế suất 0%. Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường trong bối cảnh các loại hoa quả nhiệt đới xuất xứ từ các quốc gia cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có hiệp định thương mại với Anh quốc.

Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành đàm phán, ký kết và XK hàng hóa của đơn vị mình sang thị trường Anh quốc. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1-2021, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 657,35 triệu USD, tăng 78,57% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, kim ngạch XK của Việt Nam sang Anh đạt 598,07 triệu USD, tăng lần lượt 84,61% so với tháng 1/2020 và 56,51% so với tháng 12/2020. Về cơ cấu nhóm hàng XK, kim ngạch XK thủy sản đạt 19,72 triệu USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái; mặt hàng rau quả đạt 1,04 triệu USD, tăng 148,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có mức tăng trưởng ấn tượng trong tháng 1. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt 252,59 triệu USD, tăng 371,6% so với cùng kỳ năm ngoái; máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng đạt 74,58 triệu USD, tăng 109,9%; máy tính và sản phẩm linh kiện điện tử đạt 31,82 triệu USD, tăng 91%; sắt thép các loại đạt 15,96 triệu USD, tăng 11%… Ở chiều ngược lại, NK từ Vương quốc Anh vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 59,297 triệu USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số mặt hàng có mức tăng trưởng đáng kể là thuốc trừ sâu và nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may. Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang thị trường bạn, với mức thặng dư trong tháng 1 đạt 598,053 triệu USD (tăng 113,7% so với cùng kỳ năm 2020).

Thủy sản là mặt hàng có nhiều lợi thế xuất khẩu sang Anh. Ảnh: Internet.

Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh xuất khẩu tới nhiều thị trường lớn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Tín hiệu đầy lạc quan này càng có ý nghĩa khi UKVFTA vừa mới được áp dụng tạm thời kể từ ngày 1/1/2021.

Đồng quan điểm với nhận định trên, bà EMLY HAMBLIN, Tổng lãnh sự Anh tại TPHCM, Giám đốc Thương mại Anh tại Việt Nam phát biểu: Người tiêu dùng của Vương quốc Anh ngày càng quan tâm tới các vấn đề như biến đổi khí hậu, sản xuất bền vững, nên các sản phẩm của Việt Nam cũng trở lên hấp dẫn hơn, nếu chúng được sản xuất bằng năng lượng sạch, các phương pháp sản xuất bền vững. Trong bối cảnh khó khăn chung của đại dịch Covid – 19, 5 tháng đầu năm 2021 trị giá hàng hóa Việt Nam sang Vương quốc Anh đã đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020. Do đó Hiệp định UKVFTA được đánh giá sẽ là cơ hội lớn cho hàng Việt tại thị trường Anh. Đặc biệt là sau khi Chính phủ Anh chấm dứt các biệt pháp phong tỏa, để tái mở cửa nền kinh tế./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00

Chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn: Làng nghề độc đáo gần 100 năm tuổi

Được truyền từ đời này qua đời khác, làng nghề chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn có bề dày gần 100 năm qua đang từng bước lớn mạnh bởi những bàn tay ngày đêm gìn giữ nét đẹp truyền thống.
2024-04-28 15:17:00
Đang tải...