Thứ trưởng Bộ Công thương trả lời về vụ Asanzo
2019-07-09 20:56:10
0 Bình luận
“Liên quan đến vụ Asanzo nhập khẩu cụm linh kiện tại Trung Quốc nhưng về lắp lại thành sản phẩm, dán mác xuất xứ Việt Nam, hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan trong đó có Bộ Công thương kiểm tra, xử lý báo cáo Chính phủ,” ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết.
Tại cuộc họp báo chiều 4-7, trả lời báo chí về vụ việc Asanzo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, báo chí đưa nhiều thông tin phản ánh về việc doanh nghiệp Asanzo mua hàng Trung Quốc gắn mác “made in Vietnam”. “Liên quan đến vụ Asanzo nhập khẩu cụm linh kiện tại Trung Quốc nhưng về lắp lại thành sản phẩm, dán mác xuất xứ Việt Nam, hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan trong đó có Bộ Công thương kiểm tra, xử lý báo cáo Chính phủ,” ông Hải nói.
Nói thêm về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đối với hàng hóa lưu thông trong nước có Nghị định 43/ 2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa, và yêu cầu bắt buộc là sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải dán nhãn: Tên sản xuất, tên tổ chức lưu thông hàng hóa…”Nghị định này cũng quy định doanh nghiệp, cá nhân lưu thông hàng hoá phải tự xác định thông tin để dán nhãn hàng hoá. Các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ”, ông Trần Thanh Hải nói.
Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý theo ông Hải, đó là Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với quy định cụ thể phục vụ cho hàng hoá hưởng ưu đãi thuế quan nhưng lại chưa có quy định áp dụng với nhãn hàng tại thị trường nội địa Việt Nam. Ví dụ như, để cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D thì phải đáp ứng tỷ lệ 40% nguyên liệu trong ASEAN. Nhưng một sản phẩm có thể có 20% nguyên liệu Malaysia, 15% Indonesia, còn lại 5% của Việt Nam vẫn sẽ được cung cấp nguồn gốc xuất xứ mẫu D. Trong trường hợp các mẫu khác thì việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ cũng không thể nói lên tỷ lệ của Việt Nam mà của cả khu vực.
Theo ông Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương đang soạn thảo để làm rõ khái niệm thế nào hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước. Khi có dự thảo chính thức, Bộ Công Thương sẽ công bố trên website để xin ý kiến người dân, doanh nghiệp. Việc soạn thảo bộ quy định này được diễn ra từ năm 2018 sau hàng loạt các vụ việc “đột lốt” hàng Việt Nam diễn ra.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương kiên trì thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, khơi thông thị trường xuất khẩu. Xác định tiếp tục tập trung mạnh vào đổi mới, nâng cao hiệu quả với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề gian lận xuất xứ khi nguy cơ hàng hoá Trung Quốc “mượn đường” và “ mượn xuất xứ” của Việt Nam để vào Mỹ.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã có các văn bản gửi VCCI đề nghị tăng cường kiểm tra hồ sơ cấp C/O cho hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hoá, tác động xấu đến sản xuất trong nước. Đồng thời, yêu cầu các Sở Công Thương các địa phương yêu cầu tăng cường quản lý, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình đầu tư, sản xuất, cập nhật tình hình các dự án đầu tư sản xuất trên địa bàn như mặt hàng gỗ dán, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương khi có dấu hiệu gian lận thương mại về xuất xứ; chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp quản lý, đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ dán.
Theo ông Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương đang soạn thảo để làm rõ khái niệm thế nào hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước. |
Nói thêm về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đối với hàng hóa lưu thông trong nước có Nghị định 43/ 2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa, và yêu cầu bắt buộc là sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải dán nhãn: Tên sản xuất, tên tổ chức lưu thông hàng hóa…”Nghị định này cũng quy định doanh nghiệp, cá nhân lưu thông hàng hoá phải tự xác định thông tin để dán nhãn hàng hoá. Các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ”, ông Trần Thanh Hải nói.
Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý theo ông Hải, đó là Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với quy định cụ thể phục vụ cho hàng hoá hưởng ưu đãi thuế quan nhưng lại chưa có quy định áp dụng với nhãn hàng tại thị trường nội địa Việt Nam. Ví dụ như, để cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D thì phải đáp ứng tỷ lệ 40% nguyên liệu trong ASEAN. Nhưng một sản phẩm có thể có 20% nguyên liệu Malaysia, 15% Indonesia, còn lại 5% của Việt Nam vẫn sẽ được cung cấp nguồn gốc xuất xứ mẫu D. Trong trường hợp các mẫu khác thì việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ cũng không thể nói lên tỷ lệ của Việt Nam mà của cả khu vực.
Theo ông Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương đang soạn thảo để làm rõ khái niệm thế nào hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước. Khi có dự thảo chính thức, Bộ Công Thương sẽ công bố trên website để xin ý kiến người dân, doanh nghiệp. Việc soạn thảo bộ quy định này được diễn ra từ năm 2018 sau hàng loạt các vụ việc “đột lốt” hàng Việt Nam diễn ra.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương kiên trì thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, khơi thông thị trường xuất khẩu. Xác định tiếp tục tập trung mạnh vào đổi mới, nâng cao hiệu quả với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề gian lận xuất xứ khi nguy cơ hàng hoá Trung Quốc “mượn đường” và “ mượn xuất xứ” của Việt Nam để vào Mỹ.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã có các văn bản gửi VCCI đề nghị tăng cường kiểm tra hồ sơ cấp C/O cho hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hoá, tác động xấu đến sản xuất trong nước. Đồng thời, yêu cầu các Sở Công Thương các địa phương yêu cầu tăng cường quản lý, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình đầu tư, sản xuất, cập nhật tình hình các dự án đầu tư sản xuất trên địa bàn như mặt hàng gỗ dán, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương khi có dấu hiệu gian lận thương mại về xuất xứ; chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp quản lý, đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ dán.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo congannhandan