Thủ tục giám định vết thương còn sót trong trường hợp không còn giấy tờ

2017-04-03 09:03:13 0 Bình luận
HOANHAP.VN - HỎI: Tôi là Trần Hữu Hậu (sinh 1950), ngụ tại huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội. Năm 1967 nhập ngũ vào đơn vị C17, E52, F320. Từ tháng 10/1967 đến tháng 2/1975 trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường K và B. Bị thương lần 1 ở Kam pốt – Campuchia; Lần 2 ở Hà Tiên. Tháng 11/1976 về phục viên tại quê hương. Tháng 6/1975 giám định thương tật lần 1 được 19%...
HỎI: Tôi là Trần Hữu Hậu (sinh 1950), ngụ tại huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội. Năm  1967 nhập ngũ vào đơn vị C17, E52, F320. Từ tháng 10/1967 đến tháng 2/1975 trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường K và B. Bị thương lần 1 ở Kam pốt – Campuchia; Lần 2 ở Hà Tiên. Tháng 11/1976 về phục viên tại quê hương. Tháng 6/1975 giám định thương tật lần 1 được 19%. Vừa qua đi XQ lại thì phát hiện trong người tôi còn quá nhiều mảnh. Kết luận XQ của Bệnh viện Quân y 103 Viết: “Hình ảnh dị vật kim khí cản quang rải rác vùng cánh tay, cẳng chân, ụ ngồi và tiểu khung cánh chậu trên phim chụp”. Nhưng ngặt một lỗi toàn bộ giấy tờ giám định thương tật lần 1, giấy chứng nhận thương tật lần 2 đều bị mất. Hiện tại tôi chỉ còn giữ được Sỏ Quân nhân phục viên chuyển ngành. Nay tôi muốn giám định vết thương còn sót thì phải làm gì..?  


Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
 
TRẢ LỜI: Điều 21 Thông tư số  05/2013/TT-BLĐTBXH  ngày 15/05/2013 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn về cách lập Hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót được quy định như sau:
1. Hồ sơ: a) Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót; b) Bản sao giấy chứng nhận bị thương; c) Bản sao biên bản của các lần giám định trước; d) Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể; đ) Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.

2. Thủ tục: a) Thương binh làm đơn đề nghị giám định vết thương còn sót gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể thì kèm giấy tờ quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều này; b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 20 của Thông tư này; c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi…

Do ông không còn lưu giữ được Giấy chứng nhận bị thương; Biên bản lần giám định trước nên ông cần tham khảo thêm quy định tại Điều 7, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP  ngày 22/10/2013 do Bộ Lao động-Thương binh - Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ. 

Điều 7 (Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ) quy định

1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an; trường hợp có vết thương thực thể thì theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận thương binh;
b) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội quy định tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì có công văn kèm theo danh sách và hồ sơ gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, lập phiếu xác minh (Mẫu XM), khẳng định tính chính xác của các giấy tờ, thủ tục trong hồ sơ;
b) Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
c) Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; có công văn kèm theo danh sách, hồ sơ gửi Cục Chính trị Quân khu. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội gửi Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Tiếp nhận hồ sơ để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.

5. Cục Chính trị Quân khu có trách nhiệm:
a) Xét duyệt hồ sơ, có công văn đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thẩm định;
b) Căn cứ kết quả thẩm định của Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật;
c) Căn cứ biên bản giám định y khoa, báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi;
d) Chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

6. Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm:
a) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); chuyển trả hồ sơ về Cục Chính trị quân khu để giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật đối với trường hợp thuộc thẩm quyền;
b) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật và ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi đối với trường hợp thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
c) Chuyển hồ sơ về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.
Để tiện cho việc kê khai hoanhap.vn gửi Ông bản mẫu TB
Mẫu TB (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động - TB&XH, Bộ Quốc phòng)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________

BẢN KHAI CÁ NHÂN
Đề nghị xác nhận thương binh (người hưởng chính sách như thương binh)
Họ và tên :...................................................Năm sinh......................
Nguyên quán:.............................................................................................
Trú quán:...................................................................................................
Có quá trình tham gia cách mạng như sau:
Thời gian Đơn vị Cấp bậc, chức vụ Địa bàn hoạt động
Từ tháng ... năm đến tháng ... năm ...

Bị thương lần 1 ngày tháng năm ; tại ...................
- Đơn vị khi bị thương:..............
- Trường hợp bị thương: ...........................
- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò):................................
- Các vết thương cụ thể: ..................
- Đã được điều trị tại:...................từ ..............đến.....................
- An dưỡng tại:...............................từ...............đến......................

Bị thương lần 2 ngày tháng năm ; tại ...................
- Đơn vị khi bị thương:..............
- Trường hợp bị thương: ...........................
- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò):................................
- Các vết thương cụ thể: ..................
- Đã được điều trị tại:...................từ ..............đến.....................
- An dưỡng tại:...............................từ...............đến......................
Lý do chưa được giám định và giải quyết chế độ thương tật: (trình bày rõ lý do bị thương không có giấy CNBT; lý do chưa giám định thương tật)…...........................................................................................

Giấy tờ gửi kèm theo đơn:………………………………………….../.

Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý)
(Xác nhận nơi cư trú và chữ ký người khai)

Ngày..... tháng.... năm.....
(Ký tên, đóng dấu) …,ngày….. tháng….. năm …..
Người viết bản khai
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...