Thực hiện Nghị quyết 19: Xã hội hóa dịch vụ công không đi với thương mại hóa

2017-11-29 18:05:04 0 Bình luận
“Thời điểm chín muồi của sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã tới. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhiệm vụ vừa cấp bách, phải làm ngay, vừa lâu dài đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/ Thành Chung


Chiều 29/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giới thiệu, phân tích Nghị quyết về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL” tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khoá XII của Đảng.
 
Theo Phó Thủ tướng, hệ thống ĐVSNCL của Việt Nam đóng góp lớn đối với sự nghiệp phát triển đất nước, bảo đảm an sinh xã hội.
 
Tuy nhiên, hoạt động của ĐVSNCL gắn với hệ thống hành chính, doanh nghiệp, đoàn thể nên còn nặng tính bao cấp, “tâm lý trông chờ vào Ngân sách và Nhà nước còn phổ biến”, Phó Thủ tướng đánh giá, đặc biệt là chất lượng dịch vụ công còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, đa dạng của xã hội. Không những thế, tình trạng tham ô, lãng phí trong các ĐVSNCL không phải là ít.
 
Cụ thể, hiện cả nước có 57.995 ĐVSNCL với tổng biên chế khoảng 2,45 triệu viên chức, trong đó ngành y tế và giáo dục chiếm gần 70% tổng số biên chế. Chi lương cho các ĐVSNCL chiếm tới gần 40% tổng quỹ lương của Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ có 123 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 1.934 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, 12.968 đơn vị bảo đảm một phần chi thường xuyên, 42.146 đơn vị do Ngân sách Nhà nước bảo đảm hoàn toàn hoạt động.
 
Với đòi hỏi của nhu cầu cuộc sống và việc Trung ương Đảng khoá XII ban hành Nghị quyết số 19, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Thời điểm chín muồi của sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ĐVSNCL đã tới. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhiệm vụ vừa cấp bách - phải làm ngay, vừa lâu dài đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền”.
 
Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết là tới năm 2021: Giảm tối thiểu 10% số đơn vị so với năm 2015 (tương ứng giảm 5.800 đơn vị); giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015 (khoảng 240.000 biên chế); cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định; bảo đảm 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm 10% chi trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước so với giai đoạn 2011-2015. Cơ bản việc chuyển đổi các đơn vị đủ điều kiện thành công ty cổ phần; hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp đối với một số lĩnh vực cơ bản.
 
Ngoài ra Nghị quyết cũng tiếp tục đặt các mục tiêu cho tới các năm 2025 và năm 2030 với các chỉ tiêu, lộ trình rõ ràng.
 
Không phải cắt xén đầu mối mà là đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ công
 
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị quyết số 19 không phải cắt xén đầu mối mà mục đích cao nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ công; xã hội hoá dịch vụ công không đi với thương mại hoá dịch vụ công, nhất là đối với giáo dục và y tế.
 
“Đặc biệt, mục tiêu của Nghị quyết là giảm các đầu mối ĐVSNCL và giảm biên chế hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước nhưng không có nghĩa là sẽ giảm số lượng biên chế sự nghiệp mà số lượng này có thể tăng lên khi các đơn vị sự nghiệp đã tự chủ được tài chính thì có quyền tuyển thêm biên chế để phục vụ cho hoạt động chứ không phải cắt giảm biên chế”, Phó Thủ tướng nói.
 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định cùng với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy Nhà nước thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công cắt giảm các đầu mối, biên chế hưởng lương Ngân sách Nhà nước như Nghị quyết số 19 nêu ra.
 
Theo đó, việc sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL, bảo đảm tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy các ĐVSNCL; trường hợp cần thiết phải thành lập mới ĐVSNCL, thì đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu); một ĐVSNCL có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; Cơ cấu lại hoặc giải thể các ĐVSNCL hoạt động không hiệu quả;  Đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
 
Nghị quyết cũng nêu các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực như y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề… Theo đó, trong lĩnh vực dạy nghề, sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả. Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn cấp huyện. “Mỗi huyện thực hiện thì cả nước sẽ giảm được hơn 1.400 đầu mối”.
 
Tương tự là việc sắp xếp các trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện tuyến huyện, phòng y tế đa chức năng… Nơi đã có cơ sở y tế trên địa bàn cấp xã thì có thể không thành lập trạm y tế xã. Sáp nhập các trung tâm thuộc sở văn hoá, thể thao và du lịch có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành một đầu mối…
 
Về nâng cao chất lượng các ĐVSNCL, Nghị quyết cũng nêu rõ không thực hiện chế độ công chức trong ĐVSNCL; đánh giá, phân loại để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ; chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng, giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao.
 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng việc thực hiện Nghị quyết số 19 sẽ thành công khi một vài năm qua, nhiều tỉnh, địa phương đã thực hiện sắp xếp các đầu mối ĐVSNCL mà không phải đợi Trung ương ra Nghị quyết và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ.
 
Trên thực tế, Hà Nội và TPHCM và nhất là Hà Nội mới chỉ sắp xếp, thu gọn các đầu mối ĐVSNCL trong một số lĩnh vực, biên chế chưa giảm được một người nào nhưng chi thường xuyên đã giảm được 4,85%/năm trong các năm 2015, 2016. Chưa kể Thành phố cũng thu lại được hàng nghìn ha đất đai để khai thác, phục vụ tái đầu tư cho xã hội, trong đó có dịch vụ công.
 
Phó Thủ tướng cũng cho biết qua khảo sát, Hà Nội có kinh nghiệm sắp xếp 5 ĐVSNCL có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành 1 đơn vị thì lựa chọn một cấp trưởng điều hành thôi, 4 giám đốc ĐVSNCL còn lại vẫn nhận chế độ cấp trưởng nhưng không điều hành.
 
“Bước vào triển khai Nghị quyết, tôi tin hai thành phố lớn có thể giảm tới 20% số ĐVSNCL”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28
Đang tải...