Thương nhớ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Ngày 7/8, nhân dân cả nước vô cùng tiếc thương khi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, ở cương vị công tác nào, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân.
Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001), ông đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được điều động vào quân đội và đứng trong quân ngũ gần 50 năm, cầm súng chiến đấu qua các nẻo đường kháng chiến, từ Bắc vào Nam, ông đã đi khắp các chiến trường Đông Dương từ chống thực dân Pháp tới chống đế quốc Mỹ rồi 10 năm giúp bạn. Ông từng là người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc, qua năm tháng rèn luyện ông trở thành người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy chiến đấu. Gần 90 cống hiến, nguyên Tổng Bí thư đã có hơn 70 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Khi nắm giữ cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông luôn quan tâm đến nhiều ngành và lĩnh vực, từ khoa học, giáo dục - đào tạo đến văn hóa, văn nghệ, báo chí, từ công tác xóa đói giảm nghèo đến giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ… Và dù người lãnh đạo cao nhất của Đảng rất bộn bề, song ông luôn dành thời gian đi nhiều địa phương, thăm và làm việc với nhiều cấp, ngành. Nguyên Tổng Bí thư truyền nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm,tri thức quản lý tới mỗi người cán bộ mà ông gặp mặt.
Là người lính dày dạn kinh nghiệm, đi qua các cuộc chiến tranh, kinh qua nhiều chức vụ, cho đến lúc đã nghỉ hưu, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vẫn luôn nhiệt huyết, hết mình cống hiến, có trách nhiệm với Đảng, với dân, với nước.
Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được nhiều người nhớ tới là vị Tướng, vị lãnh đạo đại tài nhưng ít ai biết rằng ông cũng là một nhà báo, nhà thơ quân đội.
Trong hồi ức của Nhà báo Quân đội nhân dân vẫn còn khắc ghi lời dạy từ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: "Cậu nhớ người làm báo, cần viết đúng, viết trúng sự việc, sự thật, đừng thêm mắm thêm muối nhiều, kẻo làm giảm độ chân thật, trung thực, khách quan. Riêng mình dặn, người làm báo quân đội nên tránh xa kiểu tô hồng, đánh bóng, biến không thành có, biến ít thành nhiều làm giảm lòng tin; hoặc đưa tin giật gân, chụp giựt, cướp, hiếp, giết nhiều làm người ta chỉ thấy mặt xấu của xã hội gây hoang mang, dao động. Cái xấu cần hết sức lên án; nhưng phê bình để người ta tiếp thu sửa chữa, chứ đừng phủ nhận sạch trơn, đẩy người ta đến đường cùng, không hướng thiện. Với cái ác, cái độc địa, gây chết người, không thể nương tay, không thể dung tha!".
Khi được Báo Quân đội nhân dân mời viết bài về chỉ đạo cứu giúp dân trong đại hồng thủy năm 1999, Nguyên Tổng Bí thư cũng sắng nhận lời. Gửi vào bài viết phương châm "bốn tại chỗ", chủ trương phòng lũ và đề cao "lực lượng tại chỗ", ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu dời trần thế nhưng những thế hệ mai sau sẽ mãi khắc ghi hình ảnh một vị Tướng, vị lãnh đạo tài ba, một nhà báo nhiều tâm tư với sự nghiệp Cách mạng của dân độc.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.