Tiệm sách miễn phí của ông lão 64 tuổi giữa Sài thành

2016-03-28 16:42:02 0 Bình luận
Tiệm sách miễn phí đó là của ông Nguyễn Ngọc Cần (64 tuổi), nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạnh). Không gian vẻn vẹn chỉ có 10m2 nhưng lại có hàng ngàn đầu sách, chủ yếu là sách phật pháp còn lại triết học, văn học, nghệ thuật…
Với không gian chưa đầy 10m2, tiệm sách được ông Cần trưng bày vài ngàn đầu sách

Từ đam mê đọc sách đến tâm nguyện mở một tiệm sách mini miễn phí

Tiệm sách ông Cần dường như quá nhỏ bé, nằm tựa vách bên nhà cao tầng, mới bước vào ấn tượng là những dòng như đơn sơ được cắt bằng decal dính ở cửa ra vào:  “ Đọc, mượn sách miễn phí, mua hoặc đổi lại sách mới”. Người đang đứng, tuổi chạc lục tuần, mắt đeo mắt kính đang mê mẩn với những cuốn sách. Thấy chúng tôi vào, ông đứng thoắt dậy, mở nụ cười hiền, mời chúng tôi vào tiệm sách. Điều bất ngờ là một không gian sách khiêm tốn, nhưng có khoảng vài ngàn đầu sách được chủ tiệm sắp gọn gàng, ngăn nắp.

Ông Cần chia sẻ “quê chú  quê gốc ở Long An. Ông có niềm say mê đọc sách từ nhỏ, nhất là những sách thuộc thể loại Kinh phật, Phật pháp. Hồi đó gia đình khó khăn nên để có tiền mua một cuốn sách giáo khoa để học đã khó, huống chi những cuốn sách thao khảo càng trở nên xa vời”

Trước khi đưa vào giá, ông Cần còn phân loại sách theo thể loại hoặc tác giả để mọi người đến dễ tìm

Những năm mới đưa gia đình lên thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp ông vất vả với bao lo toan bộn bề “cơm áo gạo tiền”,  nuôi con ăn học. Nhưng mỗi lần tích lũy được khoản tiền riêng, ông tìm đến các tiệm sách cũ, “tự thưởng” cho mình những cuốn sách mà mình yêu thích.  Ông nói “Sách giúp cho con người mở mang kiến thức, mang đến lợi ích rất nhiều trong công việc, gia đình và xã hội”.

 
 

 

Khi con cái trưởng thành và yên bề gia thất, ông mới có thời gian thực hiện ước của mình. Ban đầu chỉ những cuốn sách ông gom góp thời trai trẻ. Với sự trăn trở và tâm nguyện mở tiệm sách miễn phí cho mọi người, ông xin cô em gái đang sinh sống ở nước ngoài một khoản vốn nhỏ đầu từ thêm vào mua sách và đóng kệ. Buổi sáng ông dậy sớm, lặn lội đến các tiệm sách bất kể xa hay gần để tìm những cuốn sách hay mang về.

Tiệm sách được ông mở cũng được 6 năm nay (2009) với trên 4000 đầu sách, phần lớn là những triết lý pháp giáo. Ông nói “Phật giáo chính thống phải dựa trên khoa học và thực tế, nên khi mở tiệm sách tôi cũng muốn mọi người tiếp cận với Phật pháp nhiều hơn. Do đó mà tôi đã dày công tìm hiểu, chọn lựa những đầu sách hay và mọi người đón đọc miễn phí, nếu ai mua thì tôi bán với giá - 30% 40 % giá gốc, hoặc có thể đổi sách cũ lấy sách mới mà không cần bù thêm tiền”.

Trước khi đưa vào giá, ông còn phân loại sách theo thể loại hoặc tác giả để mọi người đến dễ tìm

Cần nhiều hơn những “kho tri thức” miễn phí

Tiếng lành đồn xa, tiệm sách của ông ban đầu chỉ những người già thích đọc Kinh phật hay Phật pháp tìm đến. Vài năm trở lại đây, giới trẻ tìm đến tiệm ông ngày càng nhiều. “Phần lớn họ đến đây tìm đọc miễn phí hoặc mượn về mà không cần biên nhận hay cọc tiền. Nhiều người nói tôi khùng nhưng tôi luôn tâm niệm: Sách là tri thức của nhân loại, nếu lỡ họ quên mang trả lại thì nó cũng chuyền đến tay người khác cũng có ích”, ông Cần chia sẻ.

Tiệm sách chỉ mở thời gian từ 15h đến 20h30’ hằng ngày, nhưng không lúc nào vắng người. Những người đến tiệm tìm đọc sách của đủ mọi thành phần, chức giới. Từ người già đã về hưu, đến bậc trung niên, những  anh kỹ sư, sinh viên và các em học sinh…

Chú Vũ một trong người bạn thân thiết và thường niên lui tới tiệm sách ông Cần để đọc sách

Ông tâm sự, nhà văn Nguyễn Xuân Chiến (TP. Huế) khi đọc trên báo chí đã lặn lội từ Huế vào Sài Gòn tìm đến tiệm sách của tôi. Qua nhiều lần tâm sự, chia sẻ với nhau về cuộc sống, giờ tôi và ông ấy đã trở thành hai người bạn thân thiết. Những lần sau đó, mỗi khi thu thập được nhiều sách ông Chiến  lại lặn lội đưa vào đóng góp cho tiệm sách này.

Bạn Nguyễn Thị Quyên ( một học sinh trường PTTH Q.Bình Thạnh) trở thành một thói quen mỗi khi có thời gian rãnh, lại ra tiệm ông ngồi đọc. Lần giở từng trang sách, Quyên hào hứng nói: “ Tiệm sách tuy hơi chật chội, nhưng chú Cần là người thoải mái, cở mở và thân thiện. Chúng em tìm sách không thấy, liền gọi chú là thấy”.

Không chỉ những người trong thành phố thường tìm đến tiệm sách của ông Cần mà những đam mê đọc sách từ Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh…mỗi lần có dịp cũng ghé qua tiệm ông mượn hoặc mua vài cuốn về.

Không gian nhỏ , ông Cần còn tận dụng cả lối cầu thang và không gian nghỉ ngơi của hai ông bà trên gác lửng, đóng những kệ sách khéo léo,  phân các thể loại sách  ra những tiểu mục nhỏ, sắp xếp theo logic nhất định cho độc giả dễ tìm những cuốn sách mà họ quan tâm. Ông chăm chút, nâng nui từng trang sách một, sắp xếp ngăn nắp trên từng kệ. 

Không chỉ người già, những người trung niên cũng tìm đến tiệm sách và mượn vài cuốn về nhà xem mà không cần mất một đồng tiền phí

Thấy tiệm sách ngày càng đông người lui tới, ông Cần thấy vui trong lòng . Ông hào hứng chia sẻ: “Tôi thiết nghĩ, nếu người nào có ý định cần mở tiệm sách miễn như thế này, tôi sẵn sàng giúp. Đó là cũng việc nghĩa nên làm và giúp nhiều người tiếp cận nhiều hơn cuốn sách hay, nhất là những triết lý Phật giáo mang tính khoa học và thực tiễn này”

Tôi hỏi ông “Chú có tâm niệm gì về cuộc đời không?”. Ông mở nụ cười hiền “ Hãy sống vì mọi người, hãy sống thật tình người, hạnh phúc sẽ đến với ta thật …tuyệt vời”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...