Tiền thưởng ở giáo dục

2020-01-30 09:35:58 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mỗi năm tết đến xuân về “ tiền thưởng” là một câu chuyện được bàn tán râm ran, nhưng những hình ảnh cứ trong tâm trí tôi đó là ngành giáo dục. Đây là ngành có đặc thù riêng nên không có tiền thưởng Tết hay lương tháng thứ 13 như các ngành nghề khác..

Chúng tôi dùng từ “thưởng” bởi, Nghị định 43 cho phép đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có trường học) được quyền tự chủ tài chính, nên nhiều trường cố gắng chi tiêu tiết kiệm để có được khoản kết dư cuối năm.

Do vậy mỗi trường ở mỗi vùng miền từ thành thị tới nông thôn,, từ đồng bằng tới miền núi sẽ có mức thưởng khác nhau tùy thuộc vào nguồn tài chính tiết kiệm của trường. Nhiều tâm sự của các giáo viên ở nông thôn, miền núi cho biết: cứ nói đến tiền thưởng cuối năm là rất mủi lòng, tủi thân mỗi khi tết đến xuân về, vì có đâu nhiều chỉ vài trăm nghì là hết.

Hình ảnh luôn day dứt trong tôi là các thầy, cô giáo cắm bản ở các xã vùng cao khó khăn, từ điểm trường chính đến điểm lẽ phải đi 5-6 giờ, có khi còn đường đất giáo viên phải đi bộ mất cả buổi, hôm trời mưa mất cả ngày trời mới lên đến điểm trường. Nhiều nơi  đường bê tông lên tận nơi nhưng đường đèo dốc nguy hiểm cũng là trở ngại cho thầy cô, nhất là những cô giáo trẻ. Song, với tình yêu nghề, yêu học sinh các thầy cô vẫn ngày đêm âm thầm bám trường, bám  bản dạy từng con chữ cho học sinh. Cô Phạm Thị Phương điểm trường tà số trường tiểu học Chiềng Hắc, Sơn La  bộc bạch: đường xá ở đây đi lại vất vả lắm, các em ở đây vài tháng mới về điểm trường chính, tiền thưởng tết có đáng là bao, ở đây tết đến bà con cho cân gạo  về ăn tết thôi.

Cực nhất vẫn là mùa mưa, nhiều khi bị sạt lở núi rất nguy hiểm, đường bị chia cắt, điện cúp, điện thoại không có sóng, gần như bị cô lập nên thầy cô phải vào làng xin ăn. Bởi, mỗi tuần đi dạy các thầy cô chỉ mang thức ăn dự trữ  trong  tuần. Thầy cô giáo phải tự nấu ăn, trong khi nhà bếp che tạm bợ nên rất khổ khi mùa mưa về. Trong khi  bếp che tạm bợ, mùa mưa củi ướt, nhóm lửa khó cháy, có khi cơm chưa chín nhưng vẫn phải ăn.

Lớp học vừa là nhà của cô giáo tại một trường vùng cao phía bắc

Mặc dù khó khăn nhưng các cô vẫn bám trường, bám lớp

Dù khó khăn vất vả nụ cười vẫn luôn trên môi các cô

Đặc biệt, với giáo viên hợp đồng ở các trường  mầm non, lương thì thấp, thưởng thì càng thấp; Chỉ có yêu nghề, yêu học trò như con thì những giáo viên nữ hợp đồng mới có thể gắn bó lâu dài với nghề. Đặc thù của giáo viên mầm non đi sớm về muộn, thường cứ 6h hàng ngày đã có mặt ở trường đến chiều nhiều hôm 6h vẫn chưa được về do các hôm ông, bà quên đón cháu, bố mẹ thì đang đi làm đồng…cô giáo gọi điện còn bị phụ huynh mắng lại vì đang bận thồ lúa, vậy là không còn cách nào khác là đưa cháu về nhà cho cháu ăn cơm rồi tối bố mẹ mới đến đón con về. Hiện nay nhiều trường học trên địa bàn tỉnh  Thanh hóa thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên các trường mầm non thiếu trầm trọng, nhiều trường thiếu đến chục giáo viên nên có lớp đến 36 cháu/1 cô, biết vậy nhưng nhà trường không có  kinh phí để thuê giáo viên hợp đồng. Vậy các cô phải tự gồng mình để hoàn thành công việc. Cô Trịnh Thị Phương  trường mầm non Hà Ngọc, Hà Trung, Thanh hóa tâm sự: “Đặc thù của giáo viên mầm non đi từ sang đến tối, lương thì thấp nhất là giáo viên hợp đồng, nếu chồng không hiểu, thông cảm thì chắc bỏ nghề mât. Tết đến nhìn các ngân hàng, doanh nghiệp họ thưởng vài triệu đến vài chục triệu  mà các em thật buồn”.

Nhiều hiệu trưởng cho biết cứ khi nào về đến nhà mà không có cuộc điện thoại nào của phụ huynh thì hôm đó mới yên tâm thở phào được. Giờ nghề các chị nhiều rủ ro lắm, các cô chi lơ là một chút để các cháu cắn nhau thôi là phụ huynh đã có ý kiến ngay. Nhiều khi tối về đang ăn cơm có cuộc điện thoại lạ là lo ngay ngáy. Công việc thì vất vả, áp lực như vậy nhưng  gần 20 năm công tác lương thì cũng không được bao nhiêu, tiền thưởng tết thì vài trăm nghìn là hết. Chị Trịnh Thu Trang ở một ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực của mỗi người mà mức thưởng khác nhau từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng tiền thưởng tết.

Chia tay các cô giáo mà  chúng tôi ai nấy lòng cứ trĩu nặng, suy nghĩ bao giờ tết đến sẽ đem niềm vui với tất cả mọi người và tiền thưởng cũng sẽ là nguồn hỗ trợ động viên tương xướng với một năm cống hiến làm việc vất vả, mệt nhọc  dạy chữ, dạy người mà thầy, cô sẽ nhận được tiền thưởng tương xứng với công sức bỏ ra. Khi nào sẽ giảm bớt sự chênh lệnh tiền thưởng giữa các trường từ thành thị tới nông thôn, đồng bằng tới miền núi, giữa các ngành nghề với nhau trong xã hội.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53
Đang tải...