Tiết kiệm 0 đồng đặt ra mối lo về đấu thầu chưa thực sự cạnh tranh

2020-06-11 08:30:59 0 Bình luận
Thống kê sơ bộ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2019 cho thấy, tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển của một số địa phương còn thấp. Dù rằng việc lựa chọn nhà thầu không chỉ dựa vào giá, mà quan trọng hơn là lựa chọn nhà thầu đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của gói thầu, nhưng một số trường hợp tỷ lệ giảm giá thấp cũng đặt ra mối lo về đấu thầu chưa thực sự cạnh tranh

Theo báo cáo công tác đấu thầu năm 2019 của UBND tỉnh Gia Lai, trong năm qua, tổng giá các gói thầu mà Tỉnh đã tổ chức lựa chọn nhà thầu là 1.228 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu là 1.218 tỷ đồng. Qua đấu thầu giảm được 10,5 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tiết kiệm 0,86%. Một tỉnh Tây Nguyên khác là Kon Tum qua đấu thầu hơn 2 nghìn gói thầu cũng chỉ tiết kiệm được 0,87%.

Ngược ra phía Bắc, tỉnh Hòa Bình qua đấu thầu 2.693 gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước với tổng giá 3.424 tỷ đồng, giảm giá được 37,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 1,09%.

Hà Tĩnh, Quảng Ngãi qua đấu thầu các gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển chỉ đạt tỷ lệ tiết kiệm lần lượt là 1,74% và 1,13%.

Trong khi đó, với nguồn vốn này, nhiều tỉnh đạt tỷ lệ tiết kiệm trên dưới 3%, và cũng không ít địa phương đạt tỷ lệ trên 5%, thậm chí có nơi đạt 9 - 10%. Nếu tổng hợp chung cả các gói thầu sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên, vốn ODA, thì tỷ lệ tiết kiệm chung qua đấu thầu của các địa phương đạt cao hơn.

Nhìn vào số liệu thống kê của các tỉnh có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp, có thể thấy các gói thầu xây lắp có giá trị giảm giá thấp nhất. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu thì mua sắm trực tiếp, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu đưa đến giá trị tiết kiệm gần như không đáng kể. Ví dụ, ở Quảng Ngãi, mức tiết kiệm chung của các gói thầu sử dụng vốn nhà nước là 1,13%, thì các gói thầu xây lắp chỉ là 0,82%; theo hình thức lựa chọn thì đấu thầu hạn chế là 0,04%, mua sắm trực tiếp là 0,16% và chỉ định thầu là 0,22%.

Thừa nhận tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu còn thấp, tỉnh Gia Lai nêu ra nguyên nhân là số lượng nhà thầu tham gia ít, số lượng nhà thầu đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm chưa nhiều, làm cho tính cạnh tranh trong đấu thầu chưa cao. Ngoài ra, công tác đấu thầu vẫn còn một số hạn chế khác.

UBND tỉnh Hòa Bình cho rằng, tỷ lệ giảm giá thấp là do các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường có giá trị thấp, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu là chủ yếu. Ngoài ra, số lượng các nhà thầu tham dự thầu ít, số lượng nhà thầu đáp ứng về năng lực và kinh nghiệm chưa nhiều. Trong khi đó, việc áp dụng đấu thầu qua mạng đã được cải thiện và đạt nhiều hiệu quả, tuy nhiên việc tiếp cận thông tin về đấu thầu của các nhà thầu còn hạn chế, một số gói thầu chỉ có 1 nhà thầu tham dự, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. 

Thực tế, qua thống kê kết quả lựa chọn nhà thầu nhiều gói thầu xây lắp trong năm qua của Báo Đấu thầu, số lượng gói thầu có giá trúng thầu sát giá gói thầu rất nhiều. Và trong những gói thầu này, nhà thầu trúng thầu thường là các nhà thầu “quen” với chủ đầu tư/bên mời thầu, với tần suất trúng thầu rất lớn. Ngược lại, một số gói thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng có sự tham dự của nhiều nhà thầu, mức độ cạnh tranh rất cao, giảm giá có thể lên tới gần 20%.

Một chuyên gia về đấu thầu nhận định, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tính cạnh tranh, hiệu quả của công tác đấu thầu ở địa phương như điều kiện địa lý nơi thực hiện gói thầu không thuận lợi, không thu hút được nhiều nhà thầu; ở cấp địa phương tỷ lệ gói thầu quy mô nhỏ thuộc hạn mức chỉ định thầu lớn, nên chủ yếu áp dụng chỉ định thầu, dẫn đến giảm giá thấp… Tuy nhiên, với những gói thầu đấu thầu rộng rãi thông thường mà tỷ lệ tiết kiệm chỉ dưới 1% thì trong nhiều trường hợp là rất đáng lưu ý.

Việc triển khai thực hiện dự án phải thông qua công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. Hoạt động này phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Lựa chọn được nhà thầu trung thực, có đủ năng lực thực hiện dự án, tiết kiệm được vốn đầu tư ngân sách thông qua đấu thầu.

Theo tìm hiểu của Hướng nghiệp và Hòa Nhập, hàng loạt gói thầu do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, mời thầu có chỉ số tiết kiệm siêu thấp, tình trạng đấu thầu sát giá và bằng giá liên tục diễn ra ở một số nhà thầu quen mặt tại Thanh Hóa.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa

Điệp khúc đầu thầu với mức tiết kiệm bằng 0

Có thể nói rằng, trong những năm qua, UBND tỉnh Thanh Hòa xác định rõ tầm quan trọng của việc đầu tư cho hoạt động giáo dục, do đó, UBND tỉnh Thanh Hóa dành nguồn ngân sách rất lớn (hàng trăm tỉ đồng) cho giáo dục. Nhờ đó, năm 2019 ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa gây ấn tượng khi có tới 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc tại các Kỳ thi Olympic quốc tế và 1 Huy chương Đồng tại Kỳ thi Olympic khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Thanh Hóa có 65 học sinh đoạt giải, trong đó có 7 giải nhất (xếp thứ 2 cả nước về số lượng học sinh đoạt giải nhất)… Đó là thành tích không thể phủ nhận của ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa.

Tuy nhiên theo tìm hiểu, nhiều gói thầu do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa mời thầu có sự xuất hiện của hàng loạt doanh nghiệp quen mặt cùng với việc tiết kiệm sau đấu thầu gần như không đáng kể, thậm chỉ bằng không.

Đơn cử như tại gói thầu số 2: Mua sắm thiết bị đồ dùng nhà ăn, nhà bếp và thiết bị đồ dùng khu ở nội trú cho các trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS thuộc Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn năm 2020, Công ty TNHH thiết bị giáo dục Nam Hoa (địa chỉ tại thành phố Thanh Hóa) trúng thầu với giá 11.160.351.000  đồng theo quyết định số 251/QĐ-SGDĐT ngày 8/4/2020. Đáng nói là mức giá trúng thầu nói trên bằng với giá gói thầu và giá dự toán 11.160.351.000 đồng. Điều đó có nghĩa, sau hoạt động đấu thầu, không hề tiết kiệm được đồng nào cho ngân sách Nhà nước.

Một tháng sau đó, Công ty TNHH thiết bị giáo dục Nam Hoa tiếp tục trúng gói thầu mua sắm thiết bị đồ dùng học tập và đồ chơi cho học sinh 30 trường mầm non năm học 2020 với giá 2.263.430.000 đồng theo quyết định 313/QĐ-SGDĐT ngày 4/5/2020. Đáng chú ý, giá trúng thầu trùng khít hoàn toàn với giá gói thầu và giá dự toán là 2.263.430.000 đồng. Một điều bất thường ít thấy trong hoạt động đấu thầu.

Sự ngạc nhiên về những gói thầu có mức tiết kiệm bằng không do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, chưa dừng lại với trường hợp tiếp theo của Công ty CP sách và thiết bị trường học Thanh Hóa (địa chỉ tại thành phố Thanh Hóa).

Theo đó tại gói số 2 mua sắm thiết bị đồ dùng học tập cho học sinh 30 trường THCS năm học 2020, CP sách và thiết bị trường học Thanh Hóa trúng thầu với giá 4.710.636.000 đồng theo quyết định số 314/QĐ-SGDĐT ngày 04/5/2020. Sau khi đấu thầu, mức tiết kiệm của gói thầu này là 0 đồng bởi giá thầu và dự toán cũng là 4.710.636.000 đồng.

Doanh nghiệp quen mặt liên tiếp trúng thầu sát giá

Ngay tại một gói thầu có giá lên tới 18 tỷ đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, mời thầu như mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường THPT phấn đấu đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 thì sau đấu thầu cũng chỉ tiết kiệm được 74 triệu đồng.

Cụ thể liên danh Công ty CP sách và thiết bị trường học Thanh Hóa – Công ty CP đầu tư Hoàng Đạo (số 51 Đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa) trúng thầu với giá 18.129.968.000 đồng theo quyết định phê duyệt số 713/QĐ – SGDĐT ngày 20/6/2019. Được biết giá gói thầu này là 18.203.184.000 đồng.

Đến tháng 4/2020 Công ty CP sách và thiết bị trường học Thanh Hóa một lần nữa được xướng tên khi trúng gói thầu “khủng”: Mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021 cho các trường vùng đặc biệt khó khăn và vận chuyển, lắp đặt thiết bị với giá 33.331.860.000 đồng (giá gói thầu là 32.666.616.000 đồng) theo quyết định phê duyệt số 267/QĐ-SGDĐT ngày 16/04/2020. Chỉ khác, lần này doanh nghiệp quen mặt trong các gói thầu của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa có sự liên doanh với Công ty CP đầu tư Hoàng Đạo.

Pháp luật đấu thầu quy định việc triển khai thực hiện dự án phải thông qua công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Lựa chọn được nhà thầu trung thực, có đủ năng lực thực hiện dự án, tiết kiệm được vốn đầu tư ngân sách thông qua đấu thầu.

Việc nhiều gói thầu trúng thầu sát giá, tỷ lệ tiết kiệm thấp tại một chủ đầu tư là một trong những dấu hiệu cho thấy có sự bất thường trong hoạt động đấu thầu và khi hiện tượng này diễn ra phổ biến, thường xuyên thì cơ quan cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm thanh kiểm tra, làm rõ.

Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các công tác giảng dạy, học tập được UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư, mời thầu. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Thanh Hóa (bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc sở; các ông Trần Văn Hòa, Lê Văn Hoa, Hoàng Văn Thi - Phó Giám đốc sở) phải chịu trách nhiệm về việc hiệu quả, tiết kiệm, không làm thất thoát vốn đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục.

Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1436/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình GD mầm non và GD phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 nhằm hỗ trợ các khu vực có điều kiện KT - XH khó khăn đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học thực hiện chương trình GD mầm non và chương trình GD phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Ngày 30/1/2019, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 428/BGD&ĐT-CSVCTBTH hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 86/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu GD vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 1428/BGD&ĐT-CSVCTBTH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở GD mầm non, GD phổ thông. Trong đó, dành ngân sách thỏa đáng đầu tư cơ sở vật chất cho GD; khuyến khích, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực xã hội, ưu tiên đầu tư cho GD, nhất là vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...