Tin tức Miền Tây ngày 14/2/2022: Tận hưởng Lễ tình yêu Valentine ở miền Tây

2022-02-14 23:00:00 0 Bình luận
Sau khi đại dịch Covid-19 qua đi, trạng thái bình thường mới trở lại, cuộc sống người dân trở nên sung túc, hoạt động kinh doanh mua bán trở lại bình thường, còn ngày 14/2/2022, lễ tình yêu “Valentine” diễn ra năm nay như thế nào?

Đa dạng màu sắc để các bạn trẻ lựa chọn trao lời tỏ tình thắm thiết, nồng thắm yêu nhau. ÁI VY

Ngày 14/2, Lễ tình yêu “Valentine” được diễn ra hàng năm trong không khí vui vẻ, nhộn nhịp, tưng bừng của đôi trai gái đang trong lúc yêu nhau, thể hiện bằng cách trao tặng cho nhau những món quà truyền thống là thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và các món quà đặc biệt khác,… Cùng với đó là những lời tỏ tình thắm thiết, nồng thắm yêu nhau. Đồng thời, các sản phẩm kết những đóa hoa, đa dạng, nhiều kiều mẫu làm cho không khí ngày “Lễ tình yêu” càng trở nên tưng bừng nhộn nhịp hơn.

Đường Nguyễn Văn Cừ (Trước cổng Trường Cao Đẳng Y Dược)

Theo ghi nhận của PV tại thời điểm lúc 17h, trên các tuyến đường trong nội ô TP. Cần Thơ: Đường 3/2 (Trước cổng Trường Đại học Cần thơ khu II); Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (Đoạn bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ); Đường Đại Lộ Hòa Bình; Đường 30/4 (Vincom Xuân Khánh),… Thế nhưng, khi dạo thực tế qua trên các tuyến đường, hoa năm nay bán ít hơn,  sức thu hút mua hoa còn vắng vẻ, có vẻ giảm hơn so những năm trước cùng thời điểm. Nhưng không kém phần sinh động trong ngày lễ tình yêu “Valentine”.

Đường Đại Lộ Hòa Bình (Đoạn vòng xoay UBND TP. Cần Thơ)

Đồng thời, hoa năm nay chủ yếu là hoa sáp kết thành nhiều sản phẩm, đa dạng và phong phú cho nhiều bạn trẻ lựa chọn, để trao tặng cho nhau trong ngày lễ tình yêu “Valentine” càng trở nên đặc sắc. Bênh cạnh đó, giá cả cũng phù hợp từ 120.000 đồng/đóa hoa đến trên 1.000.000 đồng/đóa hoa.

Đường 30/4 (Vincom Xuân Khánh)

Theo em Cường bán hoa, đường 3/2 (Trước cổng Trường Đại học Cần thơ khu II), 3 năm nay cho biết; “Do tình hình dịch bệnh mới qua đi, các bạn cũng mới vừa nhập học trở lại, nên tình hình sức mua hoa năm nay tại thời điểm còn hơi chậm, tuy nhiên em hy vọng đến tối sẽ bán hết sớm, để về cùng bạn bè vui ngày lễ tình yêu “Valentine”.

“Hoa năm nay nhiều sản phẩm kiểu mẫu đa dạng, nhưng giá cả cũng không thay đổi so với những năm trước, giá từ thấp đến cao cho các bạn lựa chọn, để tặng cho nhau thêm phần hấp dẫn” em Linh bán hoa đường Nguyễn Văn Cừ chia sẻ thêm.

Bến Tre: Đảm bảo tốt các điều kiện đón học sinh trở lại trường

Theo Báo Đồng Khởi, thực hiện chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), sáng ngày 14/2, gần 98 ngàn học sinh (HS) tiểu học và trẻ bậc mầm non, mẫu giáo trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh trong tỉnh trở lại trường học trực tiếp. Ngành giáo dục các huyện, thành phố chuẩn bị và đảm bảo điều kiện mở cửa trường học đón HS.

Tổng vệ sinh trước ngày học sinh trở lại trường.

Sẵn sàng đón học sinh

Việc đón HS trở lại trường đã được các cơ sở giáo dục nghiêm túc chuẩn bị. Công tác xây dựng phương án, chuẩn bị các kịch bản tình huống phòng chống dịch đã được nhà trường triển khai trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Căn cứ phương án đáp ứng tình hình dịch Covid-19 trong trường học của Sở GD&ĐT và Sở Y tế phối hợp xây dựng, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố đã hướng dẫn các trường xây dựng phương án phù hợp với điều kiện thực tế từng đơn vị.

Tại Ba Tri, Phòng GD&ĐT huyện đã triển khai đến các cơ sở giáo dục thực hiện các khâu chuẩn bị khử khuẩn, vệ sinh, khai báo y tế. Tất cả phương án phòng chống dịch và điều kiện tổ chức dạy học được chỉ đạo sát sao. Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Tri Phan Hoàng Diệu cho biết: Các trường đã chuẩn bị sẵn sàng từ cơ sở vật chất đến phương án cụ thể để đón HS. Đồng thời, gửi thông báo và đăng tải đầy đủ thông tin về việc HS chuẩn bị đến trường cũng như khi ở trường để phụ huynh nắm rõ, yên tâm cho con đi học.

Thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT, Trường Mầm non Thị trấn Ba Tri (Ba Tri) chuẩn bị tổng vệ sinh, xây dựng phương án phòng chống dịch, phương án tổ chức hoạt động dạy học trong trường học. Hiệu trưởng Trường Mầm non Thị trấn Ba Tri Nguyễn Thị Kim Thao cho biết: Trường chuẩn bị 2 máy đo thân nhiệt, sát khuẩn trước cổng trường để phụ huynh và bé sát khuẩn. Để tránh tập trung khu vực cổng trường, nhà trường tổ chức cho phụ huynh đưa trẻ vào trường. Phụ huynh không vào lớp, nhằm đảm bảo các quy định phòng dịch. Tại vị trí cách cổng trường khoảng 2m, giáo viên sẽ đón, đưa trẻ vào phòng học.

Bên cạnh đó, trường còn triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường để nắm bắt các văn bản chỉ đạo, tổ chức họp phụ huynh HS để phụ huynh đăng ký, cam kết thực hiện công tác phòng chống dịch trong nhà trường.

Trường Mầm non Thị trấn Ba Tri có 407 bé. Đa phần là con của công chức, viên chức. Khi có văn bản của Sở GD&ĐT chủ trương cho trẻ học lại trường, đa số phụ huynh phấn khởi, đan xen đó là sự lo lắng vì các bé trong độ tuổi chưa thể tự chủ các biện pháp phòng dịch.

Tính đến ngày 12-2-2022, 100% phụ huynh đều đồng thuận chủ trương đưa trẻ trở lại lớp. Trong đó, có nhiều ý kiến để theo dõi thêm 1 - 2 ngày mới cho bé đến lớp. 50% phụ huynh bình chọn trên nhóm Zalo thực hiện các biện pháp phòng dịch khi cho trẻ đến trường vào ngày 14-2-2022.

Để đảm bảo điều kiện phòng dịch cho trẻ, trường đã chọn 1 phòng chức năng làm phòng cách ly tạm thời F0, 1 phòng cách ly tạm thời F1 để thực hiện công tác khử khuẩn phòng học khi có trường hợp F0. Ban giám hiệu trường phân công thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của trường theo dõi khi có trường hợp F0 để thông báo trạm y tế, lãnh đạo cấp trên và thực hiện các bước xử lý theo quy định.

Hiệu trưởng Trường Mầm non Thị trấn Ba Tri Nguyễn Thị Kim Thao cho biết thêm: “Là đơn vị thực hiện bữa ăn cho trẻ, chúng tôi hợp đồng thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng tại địa phương, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, trường yêu cầu người giao hàng phải có giấy test nhanh âm tính với SARS-CoV-2. Quá trình giao thực phẩm sẽ tiếp nhận tại cổng phụ không trùng với cổng đón trẻ”.

Học sinh háo hức đến trường

Chia sẻ tình hình tổ chức đón HS trở lại trường, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Đại Võ Văn Trung cho biết: Các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THCS trên địa bàn đều tham mưu xây dựng phương án dạy học đáp ứng tình hình dịch Covid-19 để trình Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại xã, thị trấn phê duyệt. Các trường cũng đã triển khai khử khuẩn, vệ sinh, chuẩn bị các dụng cụ y tế theo quy định để tiếp nhận trẻ đến trường. Huyện đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục khi vào học, các em HS sẽ học theo đơn vị lớp, thực hiện nguyên tắc “5K” để phòng  chống dịch.

Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Bình Đại được đánh giá cấp độ 1. Qua thực tế 1 tuần triển khai tổ chức dạy trực tiếp cho HS cấp THCS, THPT, các trường đảm bảo chưa phát sinh tình huống lây lan dịch bệnh. Qua dư luận, phần lớn phụ huynh, HS đồng tình chủ trương đưa trẻ trở lại trường. Tại Bình Đại, hầu hết phụ huynh đều tán thành chủ trương. Một số ít phụ huynh có trẻ học mầm non còn e ngại do trẻ còn nhỏ chưa ý thức phòng dịch.

 Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Đại Võ Văn Trung cho biết thêm: Qua nắm tình hình dư luận xã hội huyện, đa số phụ huynh an tâm, đồng tình cho trẻ đến trường. Phòng GD&ĐT huyện yêu cầu các trường động viên, khuyến khích cho trẻ 5 tuổi vào lớp. Các trường tiểu học yêu cầu tuyên truyền, vận động phụ huynh để 100% HS được đến trường. Để cho phụ huynh an tâm, nhà trường bớt áp lực kiểm soát dịch bệnh, huyện đề xuất lãnh đạo cấp trên kiến nghị về Trung ương để sớm có vắc-xin phòng Covid-19 tiêm ngừa cho trẻ dưới 12 tuổi.

Ghi nhận tại TP. Bến Tre vào ngày 11-2-2022, nhiều phụ huynh đã đưa bé mua cặp, bình nước cá nhân, khẩu trang, nước sát khuẩn… để làm hành trang cho con ngày đến trường. Chị Nguyễn Thị Xuân Thảo (TP. Bến Tre) chia sẻ: “Được giáo viên chủ nhiệm thông báo bé trở lại trường học trực tiếp, gia đình ai cũng phấn khởi. Riêng bé tính từng ngày để được vào lớp gặp bạn bè, cô giáo. Bé được quay trở lại trường học trực tiếp, tôi cảm thấy thoải mái và an tâm hơn bởi đây là năm đầu cấp, bé cần tương tác trực tiếp cô giáo để tiếp thu kiến thức cơ bản, làm nền tảng cho các lớp học kế tiếp”.

Qua khảo sát của một số trường học trong tỉnh, tỷ lệ phụ huynh đồng ý đưa trẻ đến trường đạt trên 98%, số còn lại tỏ ra băn khoăn, lo lắng vì trẻ chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Ngoài việc tán thành và thống nhất cao việc HS học trực tiếp, nhiều phụ huynh khác cũng bày tỏ mong muốn cho các bé được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. “Bản thân tôi đồng ý cho bé tiêm vắc-xin. Thực tế nếu không vắc-xin thì dịch bệnh khả năng chưa kiểm soát và các con chưa đi học lại được”, một phụ huynh trên địa bàn TP. Bến Tre bày tỏ.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho HS trở lại trường, Giám đốc Sở GD&ĐT La Thị Thúy yêu cầu, các cơ sở giáo dục tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, HS và phụ huynh về lợi ích, sự cần thiết khi cho trẻ đi học trực tiếp tại trường, nhằm tạo sự đồng thuận, an tâm khi trẻ đến trường, đảm bảo an toàn. Thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. Tăng cường các biện pháp thông khí cho phòng học, phòng làm việc. Bố trí phòng cách ly tạm thời hợp lý, thuận tiện, thông thoáng.

Trong chuyến kiểm tra công tác dạy học trực tiếp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười lưu ý các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong toàn đơn vị, đặc biệt là HS việc áp dụng mô hình phòng chống dịch “một cung đường, hai địa điểm” trên đường đi học và về không ghé hàng, quán, nơi tập trung đông người. Nhà trường tổ chức phân luồng HS khi đến trường và ra về, bố trí giờ về giữa các khối, lớp lệch nhau nhằm tránh ùn tắc, tụ tập đông người. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS để quản lý việc học tập cũng như việc đi lại hàng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Theo dõi, quản lý sức khỏe của HS để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Cà Mau: Diện mạo mới từ những công trình

Theo Báo Cà Mau, ông Lê Tuấn Hải, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết: “Qua 10 năm triển khai xây dựng NTM, hệ thống giao thông nông thôn tại các xã phát triển nhanh, đảm bảo đi lại thuận lợi cho người dân. Hiện nay, thành phố đã hoàn thành chương trình xây dựng NTM đối với 7/7 xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 1283/QÐ-TTg, ngày 20/7/2021. Các trục lộ giao thông huyết mạch của xã, phường được kết nối vào tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các trục đường liên huyện, các trục đường của thành phố, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các phường ngoại ô, các xã vùng ven”.

Dự án đầu tư nâng cấp đô thị đã giúp TP Cà Mau hoàn thiện 3.000 m đường và kè, góp phần tạo mỹ quan cho thành phố.

TP Cà Mau hiện có 218 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 154 km, tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị đạt 15% và bình quân đạt 15 m2/người. Toàn thành phố có 154 km đường được trải nhựa và bê-tông nhựa nóng, các trục đường chính đã và đang tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ.

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, thành phố đã xây dựng, nâng cấp cơ bản vỉa hè các tuyến đường trong nội ô; cầu, lộ giao thông nông thôn cơ bản được đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu đi lại cho Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Riêng Dự án nâng cấp đô thị vùng ÐBSCL - Tiểu dự án TP Cà Mau là một trong những dự án có tác động sâu và rộng đến khu vực có thu nhập thấp, nâng cấp hạ tầng của các tuyến hẻm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.204 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay chiếm 70%, vốn đối ứng ngân sách Trung ương và địa phương chiếm 30%.

Dự án đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng 205 tuyến đường/hẻm với chiều dài gần 52.000 m; đầu tư xây dựng mới gần 3.000 m đường và kè ven sông; xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa 14 điểm trường học; xây dựng mới 8 trụ sở sinh hoạt cộng đồng, 4 công viên cây xanh, 2 khu chợ, 5 điểm trung chuyển rác... Những kết quả này mang lại cho hơn 76.000 người nghèo ở đô thị được hưởng lợi trực tiếp và hơn 155.000 người hưởng lợi gián tiếp.

Song song đó, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh đô thị cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Thành phố hiện có 156 km mương cống thoát nước; 383 km đường ống cấp nước, tổng công suất 39.000 m3/ngày; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt trên 99,98%. Hệ thống chiếu sáng công cộng được lắp đặt 157 tuyến đường, 18 khu công viên, trụ sở cơ quan, 51 tuyến hẻm với tổng chiều dài hơn 164 km, tăng trên 15 lần so với năm mới thành lập thành phố (năm 1999). Diện tích cây xanh đô thị toàn thành phố hiện có 199,82 ha, đạt 11,25 m2/người.

Với những nền tảng đã tạo dựng, thành phố đang tiếp tục nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ ngắn và trung hạn nhằm đạt mục tiêu đô thị loại I vào năm 2025.

Đồng Tháp: Du lịch vùng biên khởi sắc dịp Tết

Theo Báo Đồng Tháp, nhờ tăng cường kiểm soát dịch bệnh cùng với các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, dịp Tết Nguyên đán năm nay, các khu, điểm du lịch ở huyện Hồng Ngự đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc.

Lãnh đạo huyện Hồng Ngự thăm vườn nho Ba Tuấn (xã Long Khánh B)

Những ngày nghỉ Tết, các điểm du lịch trọng điểm của huyện như: Vườn nho Ba Tuấn xã Long Khánh B, Khu du lịch Tiên Định xã Phú Thuận A, Bãi cồn Long Khánh... đón hàng ngàn lượt khách du lịch gần xa đến vui chơi, giải trí. Trong đó, Vườn nho Ba Tuấn và Khu du lịch Tiên Định đón trên 12.700 lượt khách, tăng cao so với năm 2021.

Lãnh đạo huyện ghi nhận những nỗ lực hồi phục các dịch vụ du lịch của các cơ sở, đồng thời kịp thời nắm bắt các kế hoạch, định hướng phát triển du lịch của các xã trong năm 2022 để làm cơ sở chỉ đạo các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng các khu, điểm du lịch phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...