Tin tức Miền Tây ngày 15/2/2022: Ngắm cảnh đẹp miền Tây sông nước

2022-02-15 21:00:00 0 Bình luận
Từ khi Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Khu Du lịch Mũi Cà Mau là khu du lịch quốc gia, Cà Mau đã hình thành và nâng cấp nhiều khu du lịch, điểm tham quan, trạm dừng chân.

Theo báo Cà Mau, nhiều khu du lịch, điểm tham quan tiêu biểu như: Khu Du lịch sinh thái Thư Duy, Hương Tràm, Mười Ngọt, Sân chim Cà Mau, hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Du lịch sông nước đầm Thị Tường… Chỉ trong thời gian ngắn, các nơi này đã có hàng triệu lượt khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm.

Đầm Thị Tường là khu đầm nước lớn nhất miền Tây. Nơi đây còn rất hoang sơ, nhưng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm nơi chốn thư giãn, bình yên.

Rừng tràm U Minh Hạ, nơi có nhiều khu du lịch nổi tiếng đáng để cho du khách khám phá. (Trong ảnh: Khu Du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ).

Món ẩm thực lươn nấu canh chua dân dã nhưng vô cùng đặc sắc và hấp dẫn.

Hoàng hôn trên hòn Đá Bạc.

Rừng tràm Trà Sư - một chuyến du hành

Từ cánh đồng Tứ giác Long Xuyên vẫn còn trắng xóa một vùng biển nước, nhìn xa xa khu rừng tràm Trà Sư như một hòn đảo in đậm một màu xanh thẫm…

Rừng tràm Trà Sư cách TP Châu Ðốc 17km đi theo đường quốc lộ rồi rẽ vào một đoạn cuối của tỉnh lộ 948 là chạm đến cửa ngõ của bìa rừng. Ðoàn tham quan của chúng tôi có mặt tại đây từ sáng sớm ngay vào những ngày thời tiết mới lập đông, từng luồng gió bấc buổi ban mai cuốn theo hơi nước của cánh đồng lũ mơn man thổi nhẹ, đem đến sự trong lành thư thái.

Tham quan Rừng tràm Trà Sư (Ảnh chụp trước dịch bệnh). Ảnh: Kiều Mai

Rừng tràm Trà Sư có nguồn gốc từ rừng nguyên sinh của vùng Tứ giác Long Xuyên được mở rộng, trồng thêm cây tràm và bạch đàn ở những năm 1983-1990, diện tích 845ha thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Rừng được khai thác du lịch cách đây khoảng 15 năm, góp thêm điểm du lịch vào vùng Thất Sơn. Lượng khách đến rừng được duy trì khá ổn định nhờ hệ thống đê bao chung quanh luôn giữ được mực nước cần thiết để du khách dạo rừng bằng vỏ lãi, hoặc ngồi xuồng để đi sâu vào rừng chiêm ngưỡng cuộc sống hoang sơ mà náo nhiệt của các loài chim, cò.               

Ðến với rừng tràm Trà Sư, du khách được tiếp đón niềm nở. Ðầu tiên được mời vào khu nhà trưng bày một số mẫu vật rừng, bản đồ vị trí, được giới thiệu về lịch sử khu rừng, các chủng loại động, thực vật, hệ thống đê bao, kinh đào, lạch nước, nơi có lung sen, lung súng, chỗ đàn chim hội tụ, các điểm dừng chân, ăn uống, câu cá… Sau đó, du khách được người hướng dẫn đưa xuống vỏ lãi, phân phát áo phao, bắt đầu một chuyến du hành sâu trong rừng… Gió Ðông Bắc lúc này cũng thổi mạnh, hoa tràm rơi lác đác, chiếc vỏ lãi rẽ sóng tạo bụi nước tung tóe bay...

Ðến một lạch nước nhỏ, anh tài công cho vỏ lãi chậm lại, nhiều cánh cò, vạc, gà nước, le le, còng cọc… vừa kêu vừa đập cánh bay lên phần phật, lúc này đoàn chúng tôi mải mê ngắm cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng không khí trong lành của rừng, như quên hết mỏi mệt của cuộc sống... Ði thêm một đoạn nữa là khoảng rộng của đầm sen, một vài chòm hoa súng lẻ loi cố nhô lên khỏi mặt nước khép nép chen mình bên cả một đầm sen đầy hoa rực rỡ. Chung quanh bờ đầm nhiều cây điên điển nở rộ hoa vàng đang trong chính vụ của mùa nước nổi, nhiều cây hoang dại, có tán lá sum suê, dây leo um tùm. Ðây cũng là nơi đàn dơi treo mình ngủ ngày bất động. Qua đầm sen, điểm dừng chân đầu tiên là "trạm giao liên" theo cách nói ví von của người hướng dẫn, tại đây là dãy nhà lá, có kệ ngồi bằng gỗ tràm, cũng có bày bán nhiều thứ rau rừng, giá chỉ từ 20.000 đồng/bó.

Tại điểm dừng chân này, chúng tôi được đổi phương tiện di chuyển sang xuồng, len lỏi vào sâu trong rừng, nơi có sân chim. Ở đó, tiếng kêu của chúng tạo thành bản hòa tấu vang một góc rừng. Rừng tràm lúc này, mực nước ngập gốc khoảng 7 tấc đến 1m, du khách có thể dùng tay níu từng cây tràm để đẩy xuồng chen qua chỗ hẹp, nhiều loài chim làm tổ trên đọt tràm, nhiều nhất vẫn là họ nhà cò; kế tiếp là còng cọc; các chủng loại vạc như: xanh, xám, bông, xanh trắng, loài này kiếm ăn ban đêm, ban ngày chúng nằm ổ, hoặc rúc đầu ngủ ngày trên những gốc tràm, chỗ kín nắng… Riêng giang sen, trích ré, sếu, le le, gà nước... sống rải rác khắp khu rừng. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư có 70 loài chim cư trú được thống kê, theo nhân viên kiểm lâm của rừng.  

Một góc rừng tràm Trà Sư (Ảnh chụp trước dịch bệnh). Ảnh: Kiều Mai

Sau khi rời khỏi lô tràm có sân chim, du khách tiếp tục di chuyển bằng vỏ lãi men theo kinh đào mà trên bờ đê là 2 hàng bạch đàn thẳng tắp dành cho người dạo bộ. Nhiều đoạn kinh mặt nước được bao phủ bởi một lớp mỏng bèo dâu, người ngồi trên vỏ lãi có cảm nghĩ tưởng chừng như đi tàu bay trên thảm cỏ. Cứ đi một đỗi lại bắt gặp một chòi trại, là trạm gác của nhân viên kiểm lâm… Cuối cùng là đài quan sát cao 30m, ở độ cao này nhìn vào ống nhòm mới thấy toàn cảnh khu rừng tràm, thấy cả dãy núi hùng vĩ Thất Sơn của vùng Tây Nam Tổ quốc và cánh đồng nước mênh mông vùng tiếp giáp biên giới Campuchia…

Tại điểm dừng chân này, du khách có thể giải khát, dùng cơm, thư giãn... Nếu muốn câu cá, du khách sẽ được hướng dẫn tận nơi, tha hồ mà thả mồi bắt những con cá đồng mùa nước nổi. Cá ở đây qua mùa khô nước rút cạn xuống kinh, lạch, người ta dùng lưới kéo, bắt mỗi năm hàng tấn cá đồng đủ loại: rô, lóc, trê, sặc… Những sản vật này được chế biến để du khách thưởng thức tại rừng như: cá lóc quấn lá sen nướng trui, trê vàng nướng chấm nước mắm gừng ăn với bông điên điển, cá rô mề kho tộ, cá sặc nấu canh chua bông súng… với giá cả phải chăng mà ngon vô cùng. Hôm đó, đoàn chúng tôi được thưởng thức cháo cá, gỏi ngó sen và bắp chuối. Hoang dã, đơn sơ mà ấm cúng giữa những ngọn gió cuối năm se lạnh.

Hoàng hôn buông xuống. Trên đường rời khỏi rừng, anh tài công không cho vỏ lãi chạy theo đường cũ mà xuyên qua lạch nước của một góc rừng nguyên sinh, ở đó cũng có rất nhiều sen, súng, có cả củ co… Chúng tôi bị cuốn hút theo cảnh sắc và ngắm nhìn nhiều cặp trích rừng mỏ đỏ rượt đuổi quấn quýt nhau tình tứ. Trên trời, từng đàn cò trắng lượn lờ bay về tổ. Rừng tràm Trà Sư thật thơ mộng và yên bình…

Theo Báo Cần Thơ

Sóc Trăng khánh thành Nhà máy điện gió số 7

Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 15/2 UBND tỉnh Sóc Trăng và Công ty Cổ phần Năng lượng Sóc Trăng tổ chức lễ khánh thành Nhà máy điện gió số 7.

Nhà máy điện gió số 7 tọa lạc tại thị xã Vĩnh Châu với quy mô diện tích 90ha khu vực biển và khoảng 3ha đất liền. Tổng công suất thiết kế của nhà máy là 120MW, trong đó giai đoạn 1 là 30MW, gồm 7 tuabin và 7,4km cầu dẫn.

Nhà máy được khởi công từ ngày 25/9/2020 và hòa lưới điện quốc gia ngày 24/10/2021.

Tổng sản lượng điện sản xuất của nhà máy giai đoạn 1 ước đạt 105 GWh/năm, giai đoạn 2 là 312 GWh/năm.

Tổng mức đầu tư của dự án là gần 5.700 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 có mức đầu tư 1.400 tỷ đồng.

Các trụ tuabin Nhà máy điện gió số 7

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Việc khánh thành Nhà máy điện gió số 7 là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp điện gió của tỉnh, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án điện gió (tổng công suất 1.295,2MW), trong đó đã có 4 dự án hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại (gồm 26 trụ tuabin gió, tổng công suất 110,8MW).

Để ngư dân vững tin vươn khơi

Theo Báo Quân Đội Nhân Dân, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) những ngày đầu Xuân 2022 như rộn ràng hơn bởi có nhiều hoạt động lễ hội chào đón năm mới, trong đó có Chương trình 'Cảnh sát biển (CSB) đồng hành với ngư dân' do Vùng CSB 4 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức.

Dưới ánh nắng vàng, sắc cờ Tổ quốc tung bay trên những con tàu đánh cá trong ngày đầu xuân tại khu neo đậu tàu cá của phường An Lạc và phường Vĩnh Hòa, TP Rạch Giá. Hôm nay, không chỉ có tàu cá KG-94289.TS của gia đình ông Thạch Anh Kiên (trú tại phường Vĩnh Hòa) mà tất cả hơn 150 tàu cá ở đây đều được các tổ công tác của Vùng CSB 4 đến từng tàu, gặp gỡ trực tiếp từng chủ phương tiện và ngư dân để tặng quà, kết hợp tuyên truyền nâng cao kiến thức về pháp luật, kỹ năng an toàn trên biển.

Trong đó, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 1.200 lượt người, cấp phát hơn 1.000 tờ rơi các loại và trao 30 tủ thuốc y tế cùng 300 lá cờ Tổ quốc tặng bà con ngư dân. Nhận tủ thuốc được tặng, ông Thạch Anh Kiên xúc động: “Những vật dụng này rất cần thiết đối với ngư dân chúng tôi trong lúc làm ăn trên biển. Cảm ơn các anh CSB nhiều lắm”.

Trao cờ Tổ quốc và tủ thuốc cứu sinh tặng ngư dân.

Cùng có mặt tham gia chương trình, ông Nguyễn Văn Phích, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang chia sẻ: “Ngư dân nói chung và ngư dân Kiên Giang của chúng tôi nói riêng, nhiều người từ nhỏ đã làm ăn trên biển nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết sâu rộng về kiến thức pháp luật.

Vì thế, khi được cán bộ, chiến sĩ CSB truyền đạt và trang bị kiến thức thông qua những hoạt động như hôm nay thực sự rất cần thiết đối với bà con ngư dân. Qua đó, giúp bà con nhận thức sâu sắc hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, nhất là trong việc khai thác thủy sản trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh-trật tự và an toàn biển, đảo phía Tây Nam của Tổ quốc...”.

Phát biểu tại chương trình, Thượng tá Dương Xuân Dũng, Phó chủ nhiệm Chính trị Vùng CSB 4, cho biết: "Chương trình “CSB đồng hành với ngư dân” do Vùng CSB 4 tổ chức tại TP Rạch Giá lần này, cùng với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, Vùng CSB 4 đã chủ động kết hợp triển khai làm tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Tổ chức trao tặng 20 chiếc điện thoại di động thông minh để phục vụ việc học tập trực tuyến cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 20 chiếc xe đạp cho 20 học sinh nghèo vượt khó, học giỏi; 50 suất học bổng cho 50 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2020-2021 của Trường THCS Chu Văn An và Trường THCS Võ Trường Toản.

Những món quà tuy không lớn nhưng là tình cảm, trách nhiệm, sự quan tâm, động viên, chia sẻ và khích lệ của cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB 4 với mong muốn tiếp bước cho các em học sinh tới trường vì một tương lai tươi sáng".

Dịp này, Vùng CSB 4 cũng đã trao 100 suất quà tặng các gia đình chính sách, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn hai phường An Hòa và Vĩnh Lạc; trao hơn 200 cuốn tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tặng Ban Dân vận Thành ủy Kiên Giang.

Ngoài ra, thực hiện Chương trình phối hợp “Chung tay vì sức khỏe ngư dân” giữa Vùng CSB 4 và Bệnh viện Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh), Hội Chữ thập đỏ của bệnh viện đã trao tặng 50 hộp thuốc cơ bản trang bị theo tàu, 100 thùng mì, 50 thùng sữa, 10 thùng bộ đồ phòng dịch cấp 3, 10 thùng khẩu trang... giúp bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hà Tĩnh

Sáng 8/5, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà cho 4 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
2024-05-08 21:15:00

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

Vẻ đẹp say lòng khách quốc tế của Bãi Kem Phú Quốc

Nằm lười trên bãi cát trắng mịn của Bãi Kem, để được vỗ về bởi nắng và gió biển nồng nàn và xoa dịu bằng những thanh âm rì rào của sóng vỗ, tán dừa vi vút, bất kỳ du khách nào cũng chung một suy nghĩ: “Thiên đường có lẽ chỉ đến thế mà thôi”.
2024-05-08 11:24:00

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00
Đang tải...