Tin tức Miền Tây ngày 8/3/2022: Gần 1.000 tàu cá dừng hoạt động do giá dầu tăng cao

2022-03-08 23:00:00 0 Bình luận

Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống của người dân, đặc biệt là đợt bùng phát đại dịch thứ 4, TP. Cần Thơ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 với thời gian khá dài (hơn 3 tháng), trong đó có thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo Sở LĐTB&XH TP. Cần Thơ tặng quà cho trẻ mồ côi do dịch Covid-19

Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch, với sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, đã xuất nhiều hoạt động, lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay, cùng chung tay phòng, chống Covid-19, như: Ủng hộ quỹ phòng, chống Covid-19; Tham gia tình nguyện viên; Phục vụ bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu vực phong tỏa; Siêu thị 0 đồng; Đi chợ hộ; Bếp ăn yêu thương; Suất ăn nghĩa tình; Chuyến xe Dân vận; Giải cứu nông sản,…

Tất cả đã lan tỏa thông điệp “Cần Thơ chung tay phòng, chống dịch Covid-19”, trong đó nổi bật hình ảnh người phụ nữ Tây Đô anh hùng trong thời bình, quyết liệt chống giặc Covid-19. Ở bất cứ nơi đâu (nơi tuyến đầu, nơi hậu phương,…), bất cứ ngành nghề nào (bác sĩ, kỹ sư, công nhân, nông dân,…), ở mọi lực lượng (công an, quân sự, thanh niên, công chức,…) đều có sự tham gia  tích cực, nhiệt tình của chị em. Nổi bật là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp với các mô hình: “Siêu thị 0 đồng - Chia sẻ yêu thương”; “Hỗ trợ lương thực khẩn cấp”; “Đi chợ hộ”; “Bếp ăn 0 đồng”,… đã hỗ trợ kịp thời cho người dân Cần Thơ và các địa phương khác như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng, Hậu Giang,… gặp khó khăn do Covid-19.

Các hoạt động trên với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng đã góp phần cùng TP chống dịch Covid-19. Bên cạnh là phụ nữ ngành Y, sinh viên nữ các trường học trên địa bàn TP. Cần Thơ đã xông pha trực tiếp tuyến đầu chống dịch. Ngoài ra, còn có nhiều cụ bà, nhiều chị đang mang thai, đang nuôi con dưới 3 tuổi,… đã góp công, góp của để đẩy lùi đại dịch.

Hiện thành phố có 59 trẻ mồ côi do Covid-19, (các quận, huyện đang tiếp tục rà soát lập danh sách). Các cháu được Trung ương, các ngành, các cấp, đoàn thể, mạnh thường quân hỗ trợ vật chất, tinh thần (hỗ trợ nhà ở, tặng học bổng, trao sổ tiết kiệm, đỡ đầu, đồng hành cùng bạn đến trường,… ), đến nay, mỗi bé mồ côi được hỗ trợ ít nhất là 5 triệu đồng tiền mặt,… Riêng Công An TP. Cần Thơ nhận đỡ đầu 26 cháu. Theo đó gia đình các cháu sẽ được ngành Công an hỗ trợ sinh kế để nuôi dạy và cho các cháu học hành,… Những hoạt động nghĩa tình này phần nào chia sẻ nỗi đau mất cha, mẹ của các em.

Nhiều tàu cá Kiên Giang ngưng hoạt động

Tàu cá ngư dân neo đậu dọc tuyến sông Cái Bé, huyện Châu Thành

Theo ông Ngô Quốc Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, tính đến đầu tháng 3-2022, tỉnh Kiên Giang có 3.972 tàu cá đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên. Hiện có khoảng 900 tàu cá “nằm bờ”, trong đó có 300 tàu “nằm bờ” dài hạn, 600 tàu đến thời điểm này chưa xuất bến khai thác thủy sản do khan hiếm lao động và giá dầu tăng nhanh.

Theo Báo Cần Thơ

Sóc Trăng vận động xây dựng gần 2.000 căn nhà cho hộ nghèo

Tỉnh Sóc Trăng vừa phát động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn đợt 2-2022.

Qua vận động đợt 1, tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận hơn 63,9 tỷ đồng từ sự ủng hộ, đóng góp của các doanh nghiệp, mạnh thường quân, cán bộ, công chức… Từ nguồn kinh phí này, tỉnh triển khai hỗ trợ xây dựng 1.268 căn nhà (mỗi căn 50 triệu đồng) cho các hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn.

Trao Bằng khen cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: TTXVN

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Qua rà soát, tổng số hộ nghèo cần hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh hiện nay là 1.972 hộ, ước tính kinh phí thực hiện khoảng 98,6 tỷ đồng. Với đợt phát động lần thứ 2-2022, tỉnh phấn đấu vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở dứt điểm cho 100% hộ nghèo còn lại”.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến các đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân đã đồng hành cùng địa phương trong triển khai công tác an sinh xã hội hướng đến người nghèo. Để hộ nghèo được an cư lạc nghiệp, tỉnh rất mong tiếp tục nhận được sự sẻ chia từ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Bà Sáu Mắm đậm đà chất miền Tây

Theo Báo Vĩnh Long, quán bà Sáu nằm tách biệt với chợ Long Hiệp, Long Hồ (Vĩnh Long) nhỏ xíu, cũ kỹ, già nua. Riêng món mắm lóc đồng thì đã gắn bó cùng bà hơn 50 năm nay rồi, thành ra người ta cứ quen gọi bà Sáu Mắm.

Bà Sáu Mắm bên cái quán nhỏ của mình.

Hồi trước bà bày bán trong chợ, nhưng già yếu bán buôn cũng không có bao nhiêu, đóng tiền thì thêm nặng chi phí nên mấy năm nay bà dời về bán tại nhà cách chợ tầm 100m, nhưng ai có mua mắm, mua rau bào thì mọi người đều chỉ tay về quán bà Sáu. Hai vợ chồng già sống trong căn nhà nhỏ, có 3 người con mà ai cũng làm ăn xa nên thành ra đơn chiếc. Có người con trai cũng trôi dạt đầu này, xứ nọ bà Sáu phải nuôi đứa cháu nội từ hồi nó chưa dứt sữa giờ đã lớn bộn học tới lớp 5 rồi mà chẳng mấy khi thấy cha mẹ nó về thăm. Cả nhà nhờ vào cái quán nhỏ xíu đó, phần già cả chậm chạp nên bán buôn hàng hóa đâu bằng người ta, được cái nhờ nhiều người thương mà ủng hộ.

Gia cảnh rầu rầu vậy, mà bao giờ cũng thấy bà xởi lởi, cười móm mém lại hay bắt chuyện rất vui. Sống nghĩa tình đâu ra đó, gặp người thân quen mua có một món bà Sáu lại hay bốc cho thêm món này, món nọ, thấy mà thương. Nhiều người nói: “Bà Sáu bán lời lóm bao nhiêu mà cứ hay bốc cho thêm”. Bà cười: “Cái nào bán thì bán, cái nào cho thì cho, con ơi. Tình nghĩa mà”.

Chị Quỳnh Châu- đại lý vé số gần nhà, hay phát gạo, phát quà cho bà con, lúc nào cũng ưu tiên nhờ người chở tới nhà bà Sáu trước. Mà khổ, mỗi lần chị Quỳnh Châu muốn ghé mua đồ ủng hộ thì thôi, bà Sáu lăng xăng bỏ thêm đủ thứ món cho thêm đem về ăn lấy thảo cho bà vui. Sáng nay, chị Quỳnh Châu ghé mua có con mắm cá lóc không biết nhiêu tiền, thấy bà Sáu nói bớt cho con đó lấy 40.000 đồng thôi. Vậy mà bà bỏ vô bọc máng lên xe nào là trái khóm, keo mắm tép, nải chuối xiêm, mấy trái chuối sống, trái chanh, cái nem, rồi sực nhớ bà chạy ra sau bếp lấy bịch rau muống đồng bào sẵn biểu: “Xách dìa ăn đi con, rau này ổng lội đi hái hổng có tốn tiền”. Chị Quỳnh Châu mắc cười mà nói: “Mua có con mắm dì Sáu lời bao nhiêu mà cho đủ thứ, lỗ chết, để con trả tiền Sáu ơi!”. Bà Sáu xua tay: “Hông à nghen, con giúp dì quá trời, mang ơn hổng hết. Sống phải có tình nghĩa trước sau chớ con”. Dù có bỏ tiền lại, bà Sáu cũng chạy theo nhét tiền vô mấy bọc thức ăn.

Cái kiểu mua bán ở quán bà Sáu Mắm thường thấy như vậy đó. Nhiều người biết, hồi đứa cháu nội còn nhỏ có khi bà không đủ tiền mua sữa cho nó, vậy chớ bán buôn là không so đo từng cắc, mà lấy cái tình làm trọng. Nghe mà thương, thấy mà cảm động lắm cái chất miền Tây quê xưa đậm đặc trong con người bà Sáu Mắm, làm cho cái quán liêu xiêu nhỏ xíu này như luôn phảng phất một không gian, kiểu sống đậm tình, hiếu khách của người Nam Bộ xưa.

Lại hỏi chuyện về tên gọi bà Sáu Mắm, bà cười hóm hỉnh: “Cháu hổng biết, chớ ở chợ này có tới 3 bà Sáu lận. Bà Sáu Xăng là bả bán xăng bằng ống bơm xăng bằng tay; còn bà Sáu Dài, ngồi đánh bài tứ sắc, vạch vú cho con bú dài lõng thõng người ta kêu bà Sáu Dài, mấy bả chết hết trơn rồi, còn dì bán mắm hồi lấy chồng tới giờ hơn 50 năm nay rồi”.

Bắt qua chuyện làm mắm, bà Sáu như được gãi trúng chỗ ngứa, câu chuyện bà biết làm khô, làm mắm từ hồi 12- 13 tuổi là rành rọt hết. Rồi bà kể tỉ mỉ hồi bà ngoại cho tới má mình chỉ từng chút cách chọn con cá lóc đồng đầu thon, không mập ú mà không ốm để làm mắm, rồi cách rang gạo thơm làm thính, cho tới cách sên đường vừa phải cho con mắm đỏ au mà không bị quá ngọt đường mà dai thịt. Mấy khạp mắm phải để đúng 5- 6 tháng mới chuẩn mắm ngon, chưng con mắm thịt thơm phức vừa chạm đũa là như tan ra mới đúng loại mắm miền Tây xưa. Ngày nay, con mắm làm bán thường bị sên đường quá nhiều thành ra đỏ mà quá ngọt, mà thịt mắm bị dai, ăn dở ẹc hà.

Bà Sáu nhắc cái thời làm mắm mỗi lần cả tấn cá lóc đồng, ủ gần nửa năm trời cho ra được 200- 250kg mắm là cùng. Giờ cá đồng khan hiếm, bà cũng già cả chậm chạp bán từng hũ mắm nhỏ 5- 10kg là cùng. Có khi không có mắm nhà lấy mắm người ta bỏ ăn không ngon “mất tiếng bà Sáu Mắm”.

Mua có con mắm, mà bà Sáu cho nhiêu đồ đó, hỏi còn gì lời.

Mấy nải chuối xiêm có khi bán chậm bị chín quá, lại thấy bà Sáu ngồi cán mỏng, rồi bắc ghế lên phơi trên mái tôn nhà hàng xóm. Những miếng chuối bà làm rất kỹ, thơm ngon, xé một miếng ăn thử rồi hớp chung trà bắc, lại thấy bắt ghiền, ăn thêm miếng nữa, rồi lại bắt nhớ món chuối khô ngào đường với gừng, đậu phộng những ngày tết hồi xưa. Mong bà Sáu mạnh chân, mạnh tay, tiếp tục làm ra những con mắm đậm đà hương vị miền Tây xưa y như con người bà vậy đó.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...