Tinh gọn bộ máy: Không thể 'xếp hàng xong mới chạy'!

2024-12-13 14:58:30 0 Bình luận
Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả” đã yêu cầu đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát.

Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư gợi cho chúng ta suy nghĩ: Vì sao phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và việc làm này có ý nghĩa ra sao trong việc tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước?

Theo các chuyên gia về tổ chức nhà nước thì phân quyền, phân cấp là hai khái niệm khác nhau dù có liên quan mật thiết đến nhau. Việc lẫn lộn giữa hai khái niệm sẽ dẫn đến tình trạng các quy định về phân cấp, phân quyền rối rắm và khó đi vào cuộc sống.

Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2023 đã xác định: Phân quyền là sự phân định quyền hạn giữa các cấp chính quyền, giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương.

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Phân quyền không phải là sự chuyển giao quyền lực từ Trung ương xuống cho các cấp chính quyền địa phương để thực hiện, không phải là quyền lực của Trung ương được trao lại cho các cấp địa phương theo quan hệ thứ bậc hành chính giữa cấp trên và cấp dưới.

Quyền hạn giữa các cấp chính quyền được thực hiện bằng luật trên cơ sở tinh thần và quy định của Hiến pháp về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương.

Quyền lực được Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương phân định cho mỗi cấp chính quyền là những quyền độc lập của mỗi cấp, xác lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền mỗi cấp trước nhân dân, trước pháp luật.

Trong phân quyền, không tồn tại thứ bậc hành chính, các cơ quan được phân quyền là các pháp nhân công quyền do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản, ngân sách riêng, nguồn lực riêng được tự chủ quyết định các vấn đề thuộc chính quyền địa phương.

Phân cấp là khái niệm gắn liền với quản lý nhà nước, là một phương thức chuyển giao quyền quản lý từ cấp trên xuống cấp dưới theo quan hệ thứ bậc hành chính. Đây là việc cơ quan cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, cấp trên hỗ trợ, cung cấp điều kiện và phương tiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các quyền hạn được chuyển giao.

Tuy nhiên, giữa thực tế và lý luận vẫn còn khoảng cách. Đang tồn tại tình trạng quyền lực tập trung nhiều ở các cơ quan trung ương, quyền của các địa phương chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Ngược lại, chính các địa phương chưa “dám” thực hiện một số quyền hạn của mình, chờ đợi sự chỉ đạo của cấp trên hoặc “vừa làm vừa ngước nhìn lên”.

Nhiều vấn đề rõ ràng là thuộc thẩm quyền của các bộ nhưng bộ trưởng không quyết mà “kính chuyển” lên Chính phủ. Nhiều việc nằm trong quyền hạn của địa phương nhưng bí thư, chủ tịch tỉnh nhất quyết phải chờ hỏi ý kiến của Trung ương.

Tình trạng mà Tổng Bí thư chỉ ra – “phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng” – một phần quan trọng là do Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành mới xác định các vấn đề có tính nguyên tắc chung, chưa xác định rõ các nguyên tắc cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền được phân cấp.

Trọng tâm của việc phân quyền được chuyển cho các luật chuyên ngành quy định, trong khi đó các luật chuyên ngành này vẫn chưa phân định rành mạch phạm vi phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương.

Một phần nữa là do tư duy, nhận thức về phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương chậm được thay đổi. Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, hiện tại việc phân quyền chưa có gì thay đổi, mới tập trung vào phân cấp và ủy quyền. Việc phân cấp, ủy quyền cũng chỉ mang tính hình thức, thực chất (cấp dưới) vẫn phải hỏi ý kiến, thống nhất ý kiến, thỏa thuận (của cấp trên) trước khi quyết định.

Trong khi đó việc phân cấp, phân quyền hợp lý, rành mạch bảo đảm được tính thống nhất và toàn vẹn của quyền lực nhà nước trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia, bảo đảm quyền kiểm soát của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương. Đồng thời, điều này cũng bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định và giải quyết mọi vấn đề phát triển của địa phương.

Trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là “thời gian không chờ đợi” thì việc phân cấp, phân quyền hợp lý giúp chúng ta tiến nhanh hơn tới mục tiêu “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” của toàn bộ hệ thống chính trị.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền. Còn cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương.

Điều này hoàn toàn tương thích với yêu cầu của Tổng Bí thư trong bài phát biểu tại Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII (ngày 25/11/2024): Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng". Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở. Quyết tâm hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và báo cáo Ban chấp hành Trung ương về phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Một ví dụ cụ thể về việc phân cấp, phân quyền rành mạch gắn với tinh thần “cả hàng cùng chạy, không ai phải chờ ai” là cấp huyện theo thẩm quyền của mình mà lên phương án sáp nhập các phòng, không ngồi chờ phương án sáp nhập các sở của tỉnh, cấp tỉnh không chờ sự hoàn thiện phương án sáp nhập các bộ ở Trung ương.

Còn nếu vẫn tiếp diễn tình trạng xã chờ huyện, huyện chờ tỉnh, tỉnh chờ Trung ương hoặc ngược lại, thì đó không phải là “vừa chạy vừa xếp hàng” mà là “xếp hàng xong mới chạy”. Mà điều này không thể dẫn tới thành công của cuộc cách mạng “tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả” đối với bộ máy nhà nước!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...