Hải Phòng đặt mục tiêu ‘kinh tế số’ chiếm 35% GRDP
Cụ thể, Kế hoạch đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 35% GRDP; kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; thương mại điện tử chiếm trên 15% tổng mức bán lẻ. hướng tới đạt tỷ lệ trên 0,7 doanh nghiệp “công nghệ số”/1.000 dân; 85% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép; hơn 50% người trưởng thành có “chữ ký số” hoặc “chữ ký điện tử” cá nhân; 80% dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử VNeID. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế hiện đại, bền vững của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng xác định 5 nhóm ngành ưu tiên thúc đẩy "kinh tế số"
Cũng theo Kế hoạch, UBND thành phố Hải Phòng tập trung vào nhiệm vụ trọng điểm là tổ chức khảo sát, đo lường và đánh giá mức độ “chuyển đổi số” trong các ngành, lĩnh vực; hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tự đánh giá theo bộ tiêu chí chuẩn thông qua hội nghị, hội thảo; thí điểm tại một số địa phương để rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng toàn thành phô; hỗ trợ kết nối các chủ thể với hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ số nhằm xây dựng “hệ sinh thái số” địa phương bền vững; chú trọng phát triển các doanh nghiệp “công nghệ số” mạnh, đóng vai trò là lực lượng sản xuất tiên tiến trong nền “kinh tế số”; các cơ quan chức năng sẽ xác định các bài toán thực tiễn để đặt hàng doanh nghiệp “công nghệ số” theo chỉ đạo chuyên ngành, từ đó giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển’ việc xây dựng hạ tầng Internet vạn vật (IoT) và triển khai đồng bộ các tiện ích số cũng được đẩy mạnh trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm.
Hải Phòng xác định 5 nhóm ngành ưu tiên thúc đẩy “kinh tế số”, bao gồm: thương mại điện tử; du lịch thông minh; nông nghiệp thông minh; sản xuất thông minh; công nghệ thông tin - truyền thông (ICT).
UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tích hợp các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển “kinh tế số” vào chương trình, kế hoạch “chuyển đổi số” của ngành, lĩnh vực mình phụ trách; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và người dân nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.