Trầm cảm ở tuổi thiếu niên và cách xử trí
2017-02-16 10:13:06
0 Bình luận
Con tôi 15 tuổi, gần đây cháu hay cáu gắt, giận hờn vô cớ… Tôi đọc báo thấy cháu có một vài biểu hiện của bệnh trầm cảm tuổi mới lớn. Vậy xin bác sĩ tư vấn cách nhận biết căn bệnh nguy hiểm này.
Con tôi 15 tuổi, gần đây cháu hay cáu gắt, giận hờn vô cớ… Tôi đọc báo thấy cháu có một vài biểu hiện của bệnh trầm cảm tuổi mới lớn. Vậy xin bác sĩ tư vấn cách nhận biết căn bệnh nguy hiểm này.
Hà Anh (Lạng Sơn)
Rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mới lớn thường cho rằng những thay đổi bất thường trong tính cách, hành vi của chúng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Nhưng tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho những đứa con.
Khi bị trầm cảm, các em rất dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.
Vì vậy, theo thư bạn kể chưa đủ kết luận con bạn có mắc trầm cảm hay không, tốt nhất bạn cần quan tâm, trò chuyện với cháu hoặc có thể đưa cháu đến bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo SK&ĐS