Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

2025-03-21 21:57:00 0 Bình luận
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là truyền thống tốt đẹp được người dân gìn giữ cho đến ngày nay.

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc là việc thờ cúng và linh thiêng hóa những nhân vật có công trạng lớn với đất nước và dân tộc. Khi họ qua đời, hậu thế nhớ ơn, tôn thờ là thần, thánh và được người dân thành tâm thờ cúng. Những người có công với đất nước thường được nhà nước phong kiến công nhận chính thức, sắc phong thần và có quy định cụ thể về thiết chế thờ cúng. Ở Việt Nam, rất nhiều anh hùng dân tộc được nhân dân tôn vinh, thờ phụng, họ là những người yêu nước, thương dân, đánh giặc cứu nước, chữa bệnh, tổ nghề… Tiêu biểu như: thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương (tên gọi chung của 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng), Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng… Thông qua tín ngưỡng, hậu thế có thể hiểu rõ hơn về công lao to lớn của các vị anh hùng, đồng thời thế hệ sau còn ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm (Phú Lương, Thái Nguyên).

Trải qua hàng trăm năm xây dựng, nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật trên khắp cả nước bị xuống cấp, hư hỏng nặng nề, cần được tu bổ, sửa chữa. Việc tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục được quan tâm trong Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người giai đoạn 2025-2030. Theo đó đến năm 2030 sẽ có 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Mặc dù, hàng năm Nhà nước đều quan tâm đầu tư kinh phí để trùng tu và tôn tạo nhưng nguồn lực này chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều di tích trên cả nước vẫn đang xuống cấp nghiêm trọng cần sớm được trùng tu. 

Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm (Phú Lương, Thái Nguyên) là một trong số đó. Di tích này có tổng diện tích khuôn viên khoảng 3,7ha. Tương truyền, ngôi đền được nhân dân trong vùng dựng lên từ năm 1180 để phụng thờ danh tướng Dương Tự Minh - người có công lao to lớn trong việc giành lại đất đai từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt.

Đền được dựng theo lối kiến trúc Á Đông, kiểu tam cấp gồm: Đền Thượng là nơi thờ Mẫu Địa; đền Trung thờ Phò Mã Đô úy Dương Tự Minh; đền Hạ là hai phủ thờ công chúa Diên Bình và công chúa Thiều Dung - hai phu nhân của danh tướng Dương Tự Minh. Năm 1993, Di tích đền Đuổm được Bộ Văn hóa, Thể thao công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia; năm 2017 Lễ hội đền Đuổm được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo các cụ cao niên trong vùng: Trước năm 1980, Di tích lịch sử đền Đuổm chưa có nhiều hạng mục công trình, chỉ gồm ngôi đền Trung có diện tích 40m2 và đền Hạ là phủ thờ 2 vị công chúa (15m²). Các hạng mục được làm giản đơn với cột tre mái lợp lá cọ. Các khu vực thờ tự khác chủ yếu là cây hương, hoặc đặt bát hương. Qua nhiều năm tháng và thời tiết khắc nghiệt, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, lá tự nhiên, nên Đền bị hư hại, xuống cấp, nhân dân trong vùng hằng năm phải tu sửa để tổ chức các nghi lễ vào ngày 5, 6 tháng Giêng. Từ năm 1980 đến năm 2023, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng đã 9 lần tu bổ, tôn tạo Đền. Lần tu bổ, tôn tạo năm 1993, cổng tam quan được đầu tư xây dựng theo kiến trúc thời Lý.

Từ nguồn xã hội hóa, mỗi lần tu bổ, tôn tạo, Di tích lại được mở rộng hơn và xây dựng bằng các vật liệu tốt hơn. Tuy nhiên, các vật liệu xây dựng được lựa chọn đưa vào công trình chưa đảm bảo yếu tố lịch sử và niên đại. Hơn thế, quy mô tổng thể của Di tích đòi hỏi được đầu tư xây dựng bài bản, khoa học, phù hợp với kiến trúc, đảm bảo tính lịch sử, xứng tầm giá trị di tích phụng thờ đức thánh Đuổm.

Toàn bộ nguồn kinh phí dành cho tu bổ, tôn tạo, xây dựng mới và mở rộng Đền từ trước đến nay đều từ nguồn xã hội hóa. Nhưng do kính phí hạn hẹp nên các hạng mục công trình được xây dựng, tu bổ, tôn tạo, sửa chữa cơ bản mang tính chất tạm thời, chưa đạt được độ bền chắc lâu dài, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng tới mỹ quan chung của Di tích.

Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, đền Đuổm được xếp hạng di tích lịch sử- danh thắng quốc gia từ năm 1993 nhưng về tổng thể, có thể đánh giá các hạng mục trong quần thể di tích không xứng tầm, chủ yếu là các hạng mục nhỏ bé. Trước đây, hạ tầng di tích là tranh tre nứa lá, đơn sơ, không có nhiều hạng mục mang giá trị nghệ thuật. Vì thế mà từ năm 1980 đến nay, quần thể di tích đã trải qua đến 9 lần tu bổ, tôn tạo. Do điều kiện khó khăn về  kinh phí nên việc tu bổ còn nhỏ lẻ, chắp vá, thậm chí tùy tiện. Thực trạng hiện nay, nhiều hạng mục đang tiếp tục xuống cấp trầm trọng. Không chỉ kết cấu mà tính thẩm mỹ, độ an toàn của hạng mục công trình di tích cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thời gian, thời tiết và địa thế của di tích nằm ở vị trí sườn núi đá. Việc tu bổ, tôn tạo di tích do đó không chỉ là nguyện vọng, mong muốn của chính quyền địa phương và nhân dân mà còn là yêu cầu cấp thiết, như một cách ứng xử văn hóa nhằm tôn vinh công lao to lớn của bậc tiền nhân.

Đền được dựng theo lối kiến trúc Á Đông.

Vấn đề đặt ra là cần phải tu bổ, tôn tạo di tích một cách chuẩn mực, không làm to hơn nhưng phải đẹp hơn, tốt hơn. Hiện trạng di tích cho thấy dấu vết nhiều lần  sửa chữa, nhiều hạng mục được xây dựng mới làm phai mờ dấu tích khởi nguyên. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, ở đây dấu tích khởi nguyên của thời Lý là không có.

Bằng lòng kính trọng của thế hệ hôm nay, với mong muốn đặt đền thờ danh tướng Dương Tự Minh trong hệ thống đền thờ mang dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc, với đầy đủ những giá trị biểu tượng truyền thống, chúng ta cần có ý thức làm cho ngôi đền thờ ngài đẹp hơn, mang ý nghĩa về giá trị biểu tượng văn hóa tâm linh cao hơn.

Việc nghiên cứu kỹ mọi khía cạnh để triển khai tu bổ, tôn tạo sẽ giúp thể hiện rõ được những giá trị lịch sử, những thông điệp từ các bậc tiền nhân, thể hiện qua kiến trúc và các hiện vật, đồ thờ. Như thế, việc tu bổ, tôn tạo sẽ góp phần nâng tầm giá trị di tích, tạo điểm nhấn đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương và du khách thập phương.

Điều cần chú ý là những giá trị biểu tượng trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung, tại công trình di tích đền Đuổm nói riêng cần được chú trọng. Ý nghĩa sâu xa của từng biểu tượng linh vật, từng đường nét, ẩn ý, thông điệp… đều cần được làm cho ra bản sắc văn hóa Việt Nam, không thể tùy tiện, chắp vá như một số yếu tố đang tồn tại trong các hạng mục tại di tích hiện nay.

Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh và hành lễ an toàn, đồng thời bảo quản các linh vật tại Đền không bị hư hại, việc tu bổ, tôn tạo Di tích đền Đuổm là bức thiết, quan trọng; cần được triển khai khẩn trương, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội.

Bởi vậy, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã tích cực triển khai các bước theo quy định. Các hạng mục được tu bổ, tôn tạo lần này gồm: Đền Thượng; đền Trung (khu thờ tự chính của Di tích); 2 phủ thờ nhị vị công chúa; lầu chuông; khu vực hàng rào, cảnh quan Di tích.

Tất cả các hạng mục được làm mới, bề thế, hoành tráng hơn và được thiết kế xây dựng giữ nguyên bản theo kiến trúc thời Lý. Các loại vật liệu xây dựng có độ bền chắc. Tổng kinh phí xây dựng từ nguồn xã hội hóa khoảng 22 tỷ đồng.

Việc tu bổ, tôn tạo Đền là hết sức cần thiết, đáp ứng niềm mong đợi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, việc đơn vị thi công khởi động triển khai đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Hàng trăm lượt người địa phương đến giúp Ban Quản lý dọn dẹp mặt bằng, di chuyển các linh vật phục vụ tế lễ và tài sản của Di tích đến các vị trí an toàn, tránh thất lạc; vỡ, hỏng.

Việc tu bổ, tôn tạo lần này hứa hẹn làm cho Di tích xứng tầm hơn với giá trị lịch sử. Đền thờ Đức thánh Đuổm vẫn uy linh dựa vào chân núi Đuổm, hướng mặt ra cánh đồng rộng rãi, xa xa là những ngọn núi tựa như cánh nhạn bay, tạo nên cảnh quan vừa thơ mộng vừa hùng vĩ của Di tích.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Herbalife Việt Nam - năm thứ 5 liên tiếp đồng hành cùng Giải Vô Địch Quốc gia Marathon

Việt Nam, tháng 3 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, là Nhà Tài Trợ Dinh Dưỡng chính thức của giải chạy lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam, Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong, năm thứ năm liên tiếp. Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 28 đến 30 tháng 3 năm 2025 đã thu hút hơn 7.000 vận động viên chuyên nghiệp và phong trào trong nước và quốc tế.
2025-04-01 14:51:21

Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam kết nạp hội viên mới

Ngày 1 tháng 4 năm 2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận Công ty TNHH Phát triển nhà đất Hà Tây là hội viên của Hiệp hội.
2025-04-01 14:30:00

Lễ hội Phủ Dầy 2025 chính thức khai mạc tại tỉnh Nam Định

Tối 31/3/2025 (tức mùng 3/3 âm lịch), tại khu Trung tâm Văn hoá xã Kim Thái, huyện Vụ Bản đã tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân gian độc đáo, đặc sắc cấp quốc gia.
2025-04-01 12:31:30

Hải Phòng hội thảo ‘Thành phố tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững’

Sáng 31/3, Hải Phòng tổ chức hội thảo “Thành phố tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu không chỉ vững mạnh về kinh tế mà người dân được sống trong một môi trường xanh, sạch, đẹp.
2025-03-31 20:35:59

Chính thức phát động cuộc thi Samsung Solve For Tomorrow năm 2025

Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) đã chính thức phát động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025”.
2025-03-31 08:33:43

Kiến nghị làm rõ trách nhiệm trong công tác quy hoạch của Bộ Xây dựng

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng. Kết luận này đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2022, yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan.​
2025-03-30 22:00:00
Đang tải...