Người khuyết tật có thể tìm việc làm qua ứng dụng công nghệ AI
Cổng thông tin việc làm Swarajability, được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo giúp người khuyết tật có được các kỹ năng liên quan và tìm việc làm vừa được Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT-Hyderabad) ra mắt.
Cố vấn Khoa học chính, Giáo sư Vijaya Raghavan đã khánh thành nền tảng Swarajability khẳng định, nền tảng này sẽ phân tích hồ sơ của những người khuyết tật tìm việc, và đề xuất các kỹ năng họ cần để đủ điều kiện. Một nền tảng giải quyết thách thức này sẽ giúp ích cho bộ phận dân cư dễ bị tổn thương này.
Nó cũng sẽ giúp mang lại sự độc lập cho người khuyết tật, thông qua đào tạo công nghệ và việc làm. Nền tảng này được chế tạo độc đáo bằng cách sử dụng AI, vì lợi ích của những người đang tìm kiếm việc làm bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính và rối loạn vận động.
Cổng thông tin việc làm được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo dành cho người khuyết tật (Ảnh: AFP)
Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT-Hyderabad) đã phát triển nền tảng này cùng với Youth4Jobs, Visual Quest và Kotak Mahindra Bank Ltd. Trong khi Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT-Hyderabad) cung cấp kiến thức chuyên môn về AI, Visual Quest India đã phát triển nền tảng này. Youth4Jobs cung cấp các dịch vụ nâng cao kỹ năng cho người tìm việc khuyết tật. Và dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Kotak Mahindra.
Cổng thông tin việc làm dựa trên AI cho người khuyết tật được Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT-Hyderabad) khẳng định rằng, sẽ cung cấp đào tạo kỹ thuật và cơ hội việc làm phù hợp với kỹ năng của người dùng khuyết tật. Nền tảng sẽ phân tích thông tin có sẵn và đề xuất các khóa đào tạo cần thiết cho người khuyết tật tìm việc. Nó đã được phát triển cho cả phiên bản web và điện thoại di động để có thể tiếp cận tối đa sáng kiến. Đối với dự án quan trọng và có tác động lớn này, các tổ chức khác nhau với các năng lực khác nhau đã cùng tham gia, GS.TS Murty người phát ngôn của Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT-Hyderabad) cho biết.
Theo báo cáo mới, nền tảng được phát triển với sự hợp tác của những nhà tài trợ tư nhân và một số tổ chức với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau đã cùng tham gia vào dự án này. Hiện tại, có 21 triệu người khuyết tật ở Ấn Độ. Hơn 70% trong số họ thất nghiệp / thiếu việc làm. Trong khi đó, Đạo luật Quyền của Người Khuyết tật năm 2016 đã nhấn mạnh đến các quyền của người khuyết tật đối với giáo dục và việc làm. Mặc dù Chính phủ Ấn Độ cung cấp nhiều giải pháp để người khuyết tật có được kỹ năng và liên kết với công việc, nhưng một thách thức lớn mà họ phải đối mặt là hầu hết các nền tảng việc làm hiện tại không thể truy cập được và không được tùy chỉnh theo nhu cầu đặc biệt của họ. Nền tảng công việc tùy chỉnh được đặt tên là "Swarajability" khi sử dụng công nghệ tiên tiến cho phép người khuyết tật từ mọi tầng lớp xã hội tham gia và khám phá các cơ hội việc làm đa dạng khác nhau.
Tại New Zealand cũng đã cung cấp một nền tảng trực tuyến để hỗ trợ người khuyết tật được tiêm chủng. Công cụ trực tuyến, Manaakitanga Journey giúp tóm tắt thông tin quan trọng từ trang web Unite Against COVID-19, chẳng hạn như cách sắp xếp lịch thông dịch viên qua Ngôn ngữ ký hiệu New Zealand tại các phòng khám, cách đi và đến và tham gia hẹn tiêm vắc xin. Chính phủ đã phối hợp với khu vực người khuyết tật và cộng đồng, cũng như Văn phòng Quản lý Các vấn đề về Người khuyết tật, Bộ Y tế quốc gia và các địa phương để thiết lập các dịch vụ và thông tin, nhằm đảm bảo các cá nhân khuyết tật nhận thức được tình trạng đủ điều kiện sử dụng vắc xin của họ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.