Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người Việt

2020-02-06 09:57:23 0 Bình luận
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội.

Sơ đồ Ban thờ Tứ Phủ Công Đồng

Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn hay còn gọi là Hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn… là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội.

Từ các nghiên cứu tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa được việc tôn thờ Mẫu ở Việt Nam trên cả phương diện đồng đại và lịch đại. Về phương diện lịch đại, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tới thế kỷ XVII-XVIII, khi mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần.

Về phương diện đồng đại, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương nam trong quá trình nam tiến. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer, người Lào. Từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.

“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Trải qua lịch sử, trong quá trình phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu không những tiếp nhận sự ảnh hưởng tích cực của các tôn giáo (như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo), mà còn tích hợp được văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nhờ đó tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí trong đời sống tâm linh của người Việt và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của dân tộc.

Ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lên đồng là nghi lễ chính và rất quan trọng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ (Tứ phủ gồm 3 phủ trong Tam phủ: Thiên, Địa, Thoải và có thêm phủ Thượng Ngàn gọi là Nhạc Phủ) vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng. Đây là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo mẫu. Nghi lễ này thường mang những đặc điểm và sắc thái khác nhau. Đặc điểm riêng ấy được thể hiện ở việc thờ các vị thánh trong đền.

Các thanh đồng là những người trực tiếp thực hành nghi lễ hầu đồng. Nhiều người tin rằng, thanh đồng là người có khả năng đặc biệt, đóng vai trò trung gian trong mối liên kết giữa con người với các thần linh. Thanh đồng là nhân vật trung tâm của nghi lễ hầu đồng nên bao giờ cũng là người đẹp nhất, nổi bật nhất. Họ luôn được chăm chút, trang điểm xiêm áo lộng lẫy. Đặc biệt, khuôn mặt của thanh đồng luôn được trang điểm mang nét đẹp của người phụ nữ. Điều đó thể hiện rất rõ đặc trưng tôn sùng nữ thần trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Thủ nhang Phủ Dầy (Nam Định): Trần Thị Kim Huệ thực hiện nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu là động lực tinh thần trong đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân. Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng những quan niệm về con người và tự nhiên, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội, ở đó hình tượng Mẫu giữ vai trò chủ đạo. Với niềm tin rằng các Thánh Mẫu có sự yêu thương, che chở và bảo vệ, phù hộ cho những đứa con của mình tránh được những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống, người ta tìm thấy được sự cân bằng trong tâm hồn của mình sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật. Họ tin rằng, người mẹ tinh thần ấy cũng sẵn sàng quở phạt những ai xúc phạm, có hành vi bất kính với Người. Vì vậy, người ta đến với Mẫu, đứng trước Mẫu để xin quyền năng của Người bằng cả lòng thành, sự chân thật và mang tính trang nghiêm. Các Thánh Mẫu là chỗ dựa tinh thần cho họ. Họ gửi gắm cuộc đời, số phận và sự nghiệp của mình đến các Mẫu để tìm kiếm sự bình yên và tạo lại sự cân bằng trong tâm lý khi phải đương đầu với những khó khăn. Điều quan trọng là, tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người vào cuộc sống thực tại chứ không phải vào cuộc sống sau khi chết. Với sự thực tâm, cầu xin, họ dễ được ban phát, đạt được ước mong ở hiện tại.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một sự giải phóng người phụ nữ ra khỏi vòng kìm hãm của xã hội phong kiến, đề cao vai trò của họ trong cuộc sống, trong lao động. Đây cũng chính là một trong những giá trị nhân văn sâu sắc chứa đựng yếu tố hướng thiện trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng đó hướng con người đến giá trị chân - thiện - mỹ để họ sống tốt hơn, đẹp hơn, biết đối nhân xử thế, có tấm lòng bao dung độ lượng, biết thờ phụng ông bà tổ tiên, biết ơn những người anh hùng, những người có công với đất nước. Những vị Thánh Mẫu được tôn thờ đã được lịch sử hóa gắn với danh tiếng và những công trạng. Ở các Mẫu chứa đựng một tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình và công lý, đấu tranh bảo vệ những người yếu đuối, lương thiện, trừ gian diệt ác.

Tín ngưỡng thờ Mẫu có chức năng giáo dục đạo đức, định hướng cho thế hệ sau một nhân cách sống cao đẹp. Xuất phát từ điểm này mà tín đồ đến với những cơ sở thờ Mẫu sẽ luôn nhớ và tự hào về những công lao, sự cống hiến của những vị thần đã “sống khôn, thác thiêng”, cho đến những nhân vật đã được lịch sử hóa, tín ngưỡng hóa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính nhân văn ở chỗ, những người đến cúng mẫu không có phân biệt giàu sang, nghèo hèn, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị trong xã hội. Tất cả mọi người đến với Mẫu đều bằng cái tâm trong sáng, với cầu mong Mẫu thần ban phúc, che chở, giúp cho tâm được bình an. Tín ngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một bộ phận của tín ngưỡng dân gian đã góp phần tạo nên sắc thái tâm linh, một diện mạo văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt.

Để bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản thì ngành văn hóa phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của những người thực hành di sản và người dân, để người dân nhận thức đúng đắn về các giá trị của tín ngưỡng. Và quan trọng nhất vẫn là việc giáo dục đối với đội ngũ những người hành nghề của tín ngưỡng này… Bên cạnh hầu đồng, cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ, tín ngưỡng thờ Mẫu còn rất nhiều nghi thức như lễ hội, sáng tạo văn chương, nó có tình thương của người mẹ…

Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời và phát triển trong lòng dân tộc, có nhiều giá trị tốt đẹp. Trải qua biến thiên của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu không ngừng khẳng định vai trò của mình trong đời sống tâm linh của người Việt, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong thế giới thực tại. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tự biến đổi mình bằng cách dung hợp và tiếp biến những giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác (như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo...). Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện ước mơ của người dân về sự sinh sôi nảy nở đem lại cuộc sống ấm no. Đồng thời, nó cũng chính là lòng tin của con người vào sự linh thiêng của các vị Thánh Mẫu và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trong tâm thức của người Việt. Đây cũng chính là giá trị nhân văn và đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...