Vé về tuổi thơ với 10 trò chơi dân gian

2020-02-28 01:00:36 0 Bình luận
Tuổi thơ là phần ký ức tươi đẹp, hồn nhiên nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi thơ gắn liền với bao trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn mà chúng ta không thể nào quên. Bài viết xin được giới thiệu 10 trò chơi dân gian phổ biến nhất, hay được tổ chức trong mỗi dịp hội làng, lễ Tết.

Rồng rắn lên mây

“Rồng rắn lên mây” là trò chơi hay, thích hợp với các em nhỏ, vừa vui nhộn lại vừa bổ ích. Để bắt đầu trò chơi, bạn cần chọn ra một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại xếp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?”

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

– Thấy thuốc đi chơi! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế ra).

Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

– Có!

Và bắt đầu đối thoại như sau: Thầy thuốc hỏi:

– Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

– Con lên mấy?

– Con lên một

– Thuốc chẳng hay

– Con lên hai.

– Thuốc chẳng hay.
………………………………………….. ….

Cứ thế cho đến khi:

– Con lên mười.

– Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

+ Xin khúc đầu.

– Những xương cùng xẩu.

+ Xin khúc giữa.

– Những máu cùng me.

+ Xin khúc đuôi.

– Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.

Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

Bịt mắt bắt dê

Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn, những người còn lại đứng thành vòng tròn vây quanh người bị bịt mắt.

Mọi người chạy quanh người bị bịt mắt, khi người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả đứng yên tại chỗ. Lúc này người bị bịt mắt sẽ tìm xung quanh để bắt được những người chơi khác. Đến khi có người bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người này sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc phải oẳn tù tì xem ai thắng.

Đánh đáo

Trò chơi này cần 2 người trở lên. Người chơi chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. Hòn đáo thường là những hòn đá lớn nhỏ tuỳ ý, dẹp, hình tam giác. Hòn đáo được mài nhọn một góc, mài tròn hai góc còn lại giống như miếng gẩy đàn.

Người chơi vạch hai lằn vạch cách nhau khoảng 2m. Người chơi đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch thứ nhất, đồng tiền nào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho người đi sau. Sau đó, người chơi nhắm vào những đồng tiền trên mức thứ nhất, dùng đáo chọi vào những đồng tiền đó.

Luật chơi: Nếu người chơi chọi trúng thì được “ăn” những đồng tiền đó và có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho người kế tiếp.

Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian này cần từ 3 người trở lên, trong đó một người sẽ đứng ra trước xòe bàn tay ra cho những người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh bài đồng dao:

“Chi chi chành chành.

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết chương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập”

Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng sẽ phải vào thế chỗ cho người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

Ô ăn quan

Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ (người chơi tùy chọn ô). Các viên sỏi được rải đều từng viên một vào tất cả các ô, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.

Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.

Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.

Mèo đuổi chuột

Đây là trò chơi dân gian tập thể của Việt Nam, gồm từ 7 đến 10 người chơi. Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát:

“Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”.

Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

Kéo co

Trò kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia đều làm hai phe. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.

Hai bên xúm nhau nắm lấy sợi dây thừng dài và dùng hết sức để kéo sao cho đối phương ngã về phía mình là thắng cuộc. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dô ta”, “cố lên”.

Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

Cá sấu lên bờ

Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.

Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua. Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.

Nu na nu nống

Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi 2 chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng dao:

“Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Cái ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Bụt ngồi bụt khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tè he chân rút”.

Hoặc:

“Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Đá rạng đôi bên

Đá lên đá xuống

Đá ruộng bồ câu

Đá đầu con voi

Đá soi đá xỉa

Đá nửa cành sung

Đá ung trứng gà

Đá ra đường cái

Gặp gái giữa đường

Gặp phường trống quân

Có chân thì rụt”.

Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rút” hoặc “rụt”. Chân ai gặp từ “rút” hoặc “rụt” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu.

Trốn tìm

Người chơi cử 1 bạn đi tìm (có thể xung phong hoặc oẳn tù tì), nhắm mắt thật chặt (có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.

Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-15-20-….. -100); một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm.

Luật chơi:

– Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy thua cuộc, không tìm thấy bạn đi tìm chịu phạt.

– Bạn đi tìm trong thời gian quy định tìm thấy hết các bạn chơi sẽ thắng cuộc.

Đây là 10 trò chơi phổ biến nhất, gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, hãy để chiếc máy tính, điện thoại xuống để cùng nhau chơi đùa trong một không gian rộng rãi. Những trò chơi này vừa mang đến cho bạn những phút giây giải trí thú vị và rèn luyện: tinh thần đoàn kết, sức dẻo dai, bền bỉ và sự nhanh trí.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28

Quy định về cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 138).
2024-05-15 12:04:12

Dragonfly phân phối độc quyền thương hiệu Titan tại thị trường Việt Nam

Chiều 14/5, Titan company Limited và Công ty TNHH Dragonfly Select Brands Việt Nam đã thực hiện ký kết hợp tác phân phối độc quyền thương hiệu đồng hồ Titan (Ấn Độ) tại thị trường Việt Nam.
2024-05-15 11:39:51

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.
2024-05-15 11:19:27

Sun Symphony Residence - mảnh ghép hoàn thiện “bản giao hưởng” bên Dòng sông Ánh sáng

Ngày 12/5, hơn 2000 nhà đầu tư đã thăng hoa cùng “nốt sol” Sun Symphony Residence của bản giao hưởng bên sông Hàn - Dòng sông Ánh sáng tại sự kiện do Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) tổ chức đồng thời ở Hà Nội và Đà Nẵng
2024-05-13 18:20:32

Quảng Ninh: Động thổ xây dựng lại ngôi chùa cổ gần 500 năm tuổi tại Thị xã quảng Yên

Vừa qua, tại xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ động thổ xây dựng chùa Lái (hay còn gọi là Linh Ngai Tự).
2024-05-13 15:24:20
Đang tải...