Vì những nụ cười của các em thơ
Nơi đây đã mang lại những nụ cười cho bao em thơ có hoàn cảnh bất hạnh. |
Đây là nơi nương tựa của những người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần (thể nhẹ); Người cao tuổi, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người nghèo, trẻ em, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân của bạo lực gia đình và phân biệt đối xử về giới, đối tượng xã hội cần được bảo vệ khẩn cấp…
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long (xã Phú Quới huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) nằm lặng lẽ trên trục đường từ TP.Hồ Chí Minh đến Cần Thơ |
Thời điểm chúng tôi có mặt có 182 người đang được nuôi dưỡng ở đây. Trong đó có 56 trẻ em, 2 thanh thiếu niên, 17 người khuyết tật, 53 người bệnh tâm thần, người cao tuổi 52 người.
Vui đùa hồn nhiên với những người chăm sóc trẻ |
Theo ông Trần Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Long, tiền thân của trung tâm Công tác xã hội tiền thân là Trung tâm bảo trợ xã hội, được chuyển đổi từ năm 2014, hiện nay trung tâm có 5 phòng và cơ sở 2. Trung tâm có hơn 50 người thì có 70% là nữ.
Những đứa trẻ vui cười hồn nhiên làm ấm lòng khách đến thăm và làm việc với Trung tâm |
Ông Tuấn cũng chia sẻ: “Công việc chăm sóc trẻ em, người già, người tâm thần rất khó khăn. Khó khăn nhất là chăm sóc trẻ em sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng. Những trẻ em này đưa về ban đầu anh chị em ở đây chăm sóc rất khó khăn. Ngoài ra những người già không còn khả năng tự sinh hoạt, các cô phải chăm từ A- Z từ tắm giặt đến ăn uống, vệ sinh…”
Dù vất vả như vậy nhưng những nhân viên của trung tâm vẫn kiên trì nhẫn lại chăm sóc như người thân. Nhìn những nụ cười, sự gần gũi các cô của những em nhỏ có hoàn cảnh không may mắn được gửi đến đây, chúng tôi hiểu các em đã được bù đắp phần nào sự mất mát của bản thân mình.
Phòng ăn sạch sẽ và ngăn nắp. |
Nụ cười thơ trẻ của em bé tại Trung tâm |
Ảnh: Nguyễn Cường
(Tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội - Đề án 32)
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.