Vitamin C cùng thuốc đặc trị sẽ rút ngắn thời gian điều trị lao phổi
Đây là kết luận của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hóa học liệu và các chất chống vi khuẩn của Mỹ số ra ngày 3/1.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa tiến hành thí nghiệm trên chuột đã được cấy vi khuẩn gây bệnh lao.
Sau đó, những cá thể chuột này được điều trị bằng hai thuốc đặc trị bệnh lao hàng đầu là isoniazid và thuốc kháng sinh rifampicin kết hợp với bổ sung vitamin C.
Kết quả cho thấy chuột thí nghiệm đều phục hồi và khỏi bệnh trong thời gian ngắn hơn bảy ngày so với thời gian trị bệnh sáu tháng thông thường.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng vitamin C chỉ có thể phát huy hết công dụng khi được kết hợp với hai loại thuốc trên trong điều trị bệnh lao bởi sự kết hợp này giúp "diệt" vi khuẩn trong cơ thể nhanh hơn.
Chủ nhiệm công trình, nhà nghiên cứu William R. Jacobs thuộc Viện Y khoa Howard Hughes của trường Y khoa Albert Einstein, chỉ rõ việc kết hợp ba loại thuốc trên sẽ rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Thông thường, các bệnh nhân lao phổi phải tuân thủ quá trình điều trị ít nhất là sáu tháng vì đây là khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn quá trình hình thành trực khuẩn lao dưới dạng tế bào "ngủ đông" ở bên trong các tế bào.
Các tế bào "ngủ đông" này vốn miễn nhiễm với thuốc chống lao và khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh hơn.
Theo ông Hughes, vitamin C đóng vai trò như yếu tố kích thích sự hô hấp của các tế bào nhiễm khuẩn lao, qua đó giúp đưa hai loại thuốc đặc trị vào sâu bên trong những tế bào này.
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm phổ biến do khuẩn Mycobacterium gây ra, thường "lưu trú" ở cơ quan hô hấp và một số cơ quan khác trong cơ thể.
Hiện lao phổi tính không còn là bệnh nan y và có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị.
Thống kê cho thấy trong năm 2016, hơn 10 triệu người trên thế giới mắc bệnh và hơn 1,7 triệu người tử vong do căn bệnh này./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.