Đại biểu Quốc hội đề xuất luật công nhận quyền chuyển đổi giới tính

2023-02-20 12:00:00 0 Bình luận
Vừa qua, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã lập Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Bản dạng giới với nội dung quy định cụ thể về quyền chuyển đổi giới tính.

Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người chuyển đổi giới tính.

72 quốc gia thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp

Theo Cổng TTĐT Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết, các nghiên cứu cho thấy LGBT là cộng đồng người chiếm tỷ lệ từ 3 đến 7% dân số thế giới. Trong đó tỷ lệ người chuyển giới (đã phẫu thuật hay sử dụng hoóc-môn) chiếm từ 0,3% đến 0,5% dân số.

Hiện đã có, 72 quốc gia đã thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp. Trong đó, châu Âu có 41/50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Á có 13/50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Châu Mỹ và Mỹ latin có 15/35 nước và vùng lãnh thổ. Châu Phi có 1/54 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Đại dương có 02/14 quốc gia và vùng lãnh thổ có pháp luật điều chỉnh về chuyển đổi giới tính.

Có 45/72 quốc gia trong số này cho phép chuyển đổi giới tính mà không cần phải phẫu thuật; độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính phổ biến là 16 đến 18 tuổi.

Việt Nam chưa có văn bản luật chuyên ngành quy định cụ thể về chuyển đổi giới tính

Về thực trạng chuyển giới ở Việt Nam, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đều chỉ cho phép xác định lại giới tính trong trường hợp "giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính" (khoản 3 Điều 36).

Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ (quy định chi tiết Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2005) nghiêm cấm thực hiện: Việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính; việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Như vậy, cả quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị định số 88 là chưa phù hợp với các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về quyền con người và xu thế chung trên thế giới mà Việt Nam là thành viên, được khuyến nghị hoặc Việt Nam bỏ phiếu "thuận" cho việc ban hành nghị quyết.

Về chuyển đổi giới tính, Bộ luật Dân sự 2015 mới chỉ dừng lại ở việc xác định nguyên tắc "việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật" (Điều 37) nhưng đến nay, chưa có quy định hướng dẫn cụ thể để: Cá nhân có thể chính thức hiện thực hóa quyền này trên thực tế; cơ quan có thẩm quyền xác định quy trình, thủ tục công nhận và tiến hành chuyển đổi giới tính; thủ tục, thẩm quyền thực hiện thủ tục và thay đổi giấy tờ, hộ tịch liên quan đối với người chuyển giới.

Tại Việt Nam, do chưa có văn bản luật chuyên ngành quy định cụ thể về chuyển đổi giới tính nên: Chưa có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về bản dạng giới và người chuyển giới; chưa có bộ tiêu chí để thống kê số liệu chính xác về người chuyển giới dẫn đến việc thu thập số liệu về tỷ lệ người chuyển giới tại Việt Nam gặp khó khăn do sự kỳ thị của xã hội khiến khả năng tiếp cận tới những người chuyển giới ở vùng sâu, vùng xa cũng như hiểu biết, nhận dạng của chính người chuyển giới còn nhiều hạn chế.

Việc xác nhận lại giới tính, người chuyển giới còn hạn chế, bất cập

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, xuất phát từ cơ sở pháp lý còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu những quy định hướng dẫn thi hành dẫn đến nhận thức, quan điểm quản lý nhà nước về xác nhận lại giới tính, người chuyển giới còn chưa cởi mở nên việc xác nhận lại giới tính, người chuyển giới còn có những hạn chế, bất cập như: Cơ quan quản lý nhà nước gặp khó khăn trong việc xác định và thay đổi các giấy tờ hộ tịch cho người có yêu cầu xác định giới tính khác giới tính khi sinh do chưa có quy định pháp lý đầy đủ

Người chuyển giới không có giấy tờ nhân thân đúng với giới tính mà mình mong muốn và thể hiện, bị tổn thương về tâm lý và phải hứng chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội, dẫn đến rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Không có quy trình về can thiệp y học để thực hiện chuyển đổi giới tính về mặt cơ thể. Không có quy trình, thủ tục về chăm sóc sức khỏe đối với người chuyển giới.

Người chuyển giới tại Việt Nam không được tư vấn, đánh giá, chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý trước và sau khi quyết định chuyển đổi giới tính do dịch vụ không sẵn có, xuất phát từ nguyên nhân chưa có các quy định pháp luật cho việc chuyển đổi giới tính.

Khoảng nửa triệu người chưa được bảo vệ các quyền nhân thân một cách trọn vẹn

Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng chưa coi quyền công nhận giới tính khác với giới tính khi sinh là một quyền nhân thân mà người chuyển giới thường bị coi là bệnh hoạn, lệch lạc về suy nghĩ, hành vi và lối sống.

Nếu sử dụng con số trung bình thấp là 0,3% thì Việt Nam ước đoán có khoảng gần 300.000 người chuyển giới (tính đến ngày 25/11/2021, dân số Việt Nam là 98.485.682 người), lấy con số trung bình là 0,5% thì Việt Nam có khoảng 500.000 người chuyển giới.

Như vậy, có khoảng nửa triệu người chưa được bảo vệ các quyền nhân thân một cách trọn vẹn, thậm chí còn bị xâm hại, ngược đãi. 

Tỷ lệ người chuyển giới đã từng kết hôn rất ít (1,4%), đa phần là độc thân, chưa từng kết hôn (96,8%); 25% số người chuyển giới tham gia khảo sát đã can thiệp y tế, 75% số người chuyển giới chưa can thiệp y tế (chưa tiêm hoóc-môn, chưa phẫu thuật…).

81,8% người chuyển giới tham gia khảo sát chưa bao giờ công khai giới tính với cộng đồng. 

59,6% số người chưa từng được khám và tư vấn trước khi bắt đầu sử dụng hoóc-môn; 51,2% sử dụng hoóc-môn không rõ nguồn gốc từ những người bán hoóc-môn qua mạng Internet hoặc các nguồn tư nhân.

Việc xây dựng dự án Luật Bản dạng giới, bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân, quyền chuyển đổi giới tính là cần thiết

Từ cơ sở thực tế trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Bản dạng giới là cần thiết nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm và thực thi quyền con người, quyền công dân, bao gồm quyền chuyển đổi giới tính trong bối cảnh hội nhập ngày càng cao của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật có liên quan đến quyền con người nói chung, quyền chuyển đổi giới tính nói riêng.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ, Luật được xây dựng dựa trên những quan điểm: Thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền con người; Ghi nhận đầy đủ, toàn diện các quyền con người.

Thể chế hóa Điều 16, Điều 20, Điều 38 của Hiến pháp năm 2013 về quyền không bị phân biệt đối xử trong xã hội, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, Luật cũng bảo đảm xây dựng điều kiện pháp lý minh bạch, khả thi, thuận tiện cho người có nhận diện giới khác giới tính hiện có; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến quyền con người; phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm cho người có nhận diện giới khác giới tính khi sinh được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người chuyển đổi giới tính; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...