TPHCM: Lúng túng trong ôn thi tốt nghiệp THPT, báo động hiện tượng học lệch
Báo động
về học lệch
Ông Lê
Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GDĐT cho rằng, nhiều nhà trường, thầy
cô hiện nay chưa dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn.
Có những
học sinh có tổng kết điểm 8,2 nhưng vẫn xếp loại khá, có khi còn xuống trung
bình do bị khống chế 1 hoặc 2 môn điểm kém, mặc dù trường vẫn dạy đủ, dạy đúng
với nội dung của Bộ. Đó chính là hiện tượng học lệch vẫn còn tồn tại và khá phổ
biến.
Thậm chí,
một số trường ngoài công lập còn bị phụ huynh phản ánh là cắt giờ môn không
thi, có trường chỉ học 4 môn, sai hoàn toàn với mục tiêu đào tạo toàn diện.
Ông Tân
cho rằng, đầu tư vào các môn thi cuối cấp là đúng đắn nhưng không vì vậy mà bỏ
đi các môn khác. Ông lấy ví dụ có nhiều em không thi môn Văn, cũng không học giỏi
Văn nhưng giáo viên phải giải thích cho các em biết học Văn không phải là để
thi cử mà nó còn phục vụ cho cuộc sống, công việc của mình sau này. Vì thế, vai
trò của giáo viên là rất lớn trong việc giải thích, điều phối môn học cho học
sinh.
Mặc dù sở
đã có chỉ đạo cho phép các tổ bộ môn từng trường điều chỉnh lượng kiến thức phù
hợp với từng nhóm học sinh. Các em cần học thi môn Toán, Lý, Hóa thì giảm tải
môn còn lại. Thế nhưng thực sự thì chưa có nhiều trường làm được như vậy, các
em vẫn đang còn bị áp lực nhiều môn học nên đâm ra chán nản.
Học ôn tự
nguyện hay bắt buộc đến lớp?
Đại diện
trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ về cách thức học ôn thi của trường trong những
năm qua là thuyết phục phụ huynh để con em mình lên lớp đến ngày cuối cùng với
tinh thần "tin tưởng tuyệt đối ở thầy cô".
Với trường
hợp các em học sinh khá giỏi không có nhu cầu học ôn tập trên lớp thì nhà trường
sẽ mở những phòng học riêng để các em tự học nhưng vẫn phải lên trường. Theo giải
thích của nhà trường, việc bắt buộc tất cả học sinh phải đến lớp nhằm tránh trường
hợp có học sinh yếu, lấy lý do tự học ở nhà rồi sau đó làm ảnh hưởng đến kết quả
kỳ thi.
Trái với
quan điểm trên, Trường THPT Hồng Đức lại cho rằng cần hoan nghênh tinh thần tự
học của các em, đừng vì nề nếp của trường mà cứ khăng khăng giữ các em đến lớp,
tất nhiên chỉ những học sinh đạt trình độ nhất định mới được tự học, còn với những
học sinh chưa đạt được kiến thức cơ bản thì nhà trường sẽ làm việc với phụ
huynh để đưa vào lớp ôn tập.
Trường
THPT Ngô Gia Tự cho biết, đến tháng 3 năm nay, trường sẽ có cuộc họp với phụ
huynh để trình bày về học lực, khả năng của các em học sinh, từ đó tạo sự đồng
thuận ở các giải pháp ôn thi cuối năm.
Ông Nguyễn
Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM lưu ý các trường phải luôn chủ động, có kế
hoạch chuẩn bị cho việc kỳ thi có thể diễn ra vào giữa tháng 6 hoặc đầu tháng
7, tránh bị động, chờ đợi.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.