Thương hiệu bánh đa nướng nổi tiếng Ba Đồn

2024-02-20 10:39:00 0 Bình luận
Quảng Lộc là xã nằm giữa dòng sông Gianh, đã từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh đa nướng. Xưa kia, bánh đa nướng chỉ là món ăn dân dã của người dân vùng đất thuần nông. Ngày nay, bánh đa nướng xuất hiện trên những nhà hàng, quán ăn,…như một món ăn đậm đà vị quê truyền thống.

Bằng sự kết hợp giữa cách làm truyền thống và hiện đại, sản phẩm bánh đa nướng xã Quảng Lộc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và được khách ưa chuộng, và trở thành món ăn dân dã mang đậm ẩm thực tinh hoa Việt đến với bạn bè trong nước và du khách gần xa.

Sản phẩm bánh đa nướng - ẩm thực tinh hoa Việt

Được đồng chí Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc, ông Hoàng Văn Phú dẫn chúng tôi ghé thăm gia đình chị Nguyễn Thị Huyền về mô hình sản xuất bánh đa nướng là sản phẩm tiêu biểu OCOP 3. Sinh ra và lớn lên ở xã Quảng Hòa (TX. Ba Đồn), sản xuất bánh đa là nghề truyền thống nhiều đời của gia đình chị Nguyễn Thị Huyền. Vì vậy, sau khi lập gia đình, chị Huyền mang theo nghề gia truyền về nhà chồng “khởi nghiệp”. Trước đây, những chiếc bánh đa giòn thơm được chị Huyền sản xuất bằng các vật dụng, công cụ thô sơ, gạo được xay bằng cối đá, bánh được tráng bằng tay, phơi bằng nắng gió… Tuy sản lượng ít nhưng sản phẩm của gia đình chị khi “ra lò” luôn hấp dẫn bởi có công thức chế biến riêng lưu truyền.

Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ: “Để làm được chiếc bánh ngon thì nguyên liệu làm bánh phải được lựa chọn kỹ càng. Hai nguyên liệu chính của bánh là gạo và hạt vừng nhưng gạo làm bánh phải là gạo tẻ ngon, khô xốp, vừng phải chọn loại ngon nhất, đãi hết hạt lép để khi ăn khỏi nhám và phải lọc kỹ hết cát sạn. Trước khi tráng bánh, phải nêm một ít muối, hạt tiêu vào bột giúp bánh đa có độ đậm đà. Bánh sau khi tráng thì được đem phơi nắng ở không gian thoáng, sạch, bảo đảm vệ sinh. Trước đây, hầu hết các công đoạn sản xuất ra chiếc bánh đa chủ yếu được thực hiện bằng thủ công nên khá vất vả, mất nhiều thời gian. Bản thân tôi thường phải dậy từ 2 giờ sáng, tự tay thực hiện các công đoạn và kết thúc công việc vào khoảng hơn 12 giờ trưa. Vất vả là vậy nhưng năng suất và sản lượng lại không cao, cả ngày nhiều nhất chỉ tráng được khoảng 500 cái. Để phát triển nghề truyền thống của gia đình và đưa sản phẩm bánh đa đến gần hơn với khách hàng, năm 2015, bản thân tôi đã tìm hiểu và quyết định đầu tư dây chuyền tráng bánh bán tự động, gồm máy xay bột, máy tráng bánh để phục vụ sản xuất. Nhờ ứng dụng công nghệ và từng bước đưa máy móc vào phục vụ sản xuất nên năng suất lao động và sản lượng tăng lên gấp 5 lần so với cách làm thủ công trước đây. Từ khi đầu tư, ứng dụng công nghệ, máy móc, chỉ mất khoảng 5 giờ đồng hồ là chị có thể tráng được hơn 4.000 cái bánh (tương đương với 250kg gạo) nên cũng không còn phải thức khuya dậy sớm như trước nữa, mặc dù có sự hỗ trợ của máy móc nhưng các công đoạn làm bánh vẫn đòi hỏi người làm phải rành nghề, bởi quy trình làm bánh đa phải tuân thủ thời gian nghiêm ngặt, nhất là thời gian ngâm, ủ gạo và xay bột; chưa kể các nguyên liệu phải được phối trộn theo nguyên tắc và tỷ lệ nhất định để chiếc bánh làm ra bảo đảm chất lượng. Chính vì vậy, cơ sở sản xuất bánh đa nướng của gia đình tôi luôn giữ được hương vị của chiếc bánh truyền thống và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Bánh đa nướng của gia đình tôi được nhiều thương lái tìm đến thu mua tận nhà, đầu ra luôn ổn định. Trải qua hàng trăm năm, nghề làm bánh đa xã Quảng Lộc được nhiều thế hệ trong làng gìn giữ. Nghề làm bánh vất vả, khó nhọc, nhưng với nhiều gia đình, làm bánh đa nướng vẫn là nghề chính, đem lại thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nghề làm bánh đa nướng xã Quảng Lộc không chỉ giúp người dân có việc làm ổn định mà còn lưu giữ được nét đẹp của làng nghề truyền thống với món ăn đậm đà chất quê. Mỗi hạt gạo, hạt vừng, chiếc bánh đa nướng chứa đựng cả tình cảm người làm trao gửi”.

Thương hiệu bánh đa nướng nổi tiếng xã Quảng Lộc

Nhờ việc đầu tư bài bản từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất nên sản phẩm bánh đa nướng của chị Huyền được người tiêu dùng ưa chuộng và nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường. Hiện thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm là ở các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh thành khác trên cả nước… Cuối năm 2022, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ sở làm bánh của chị Huyền được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, xây dựng được nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc… Sản phẩm bánh đa nướng chị Huyền với tên gọi “bánh đa nướng Quảng Lộc” hiện sản phẩm bánh đa nướng đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Mỗi ngày, cơ sở xuất bán ra thị trường khoảng 4.000 chiếc bánh với giá bán từ 2.000-3.000 đồng/chiếc tùy kích thước, thu lãi hơn 200 triệu đồng và tạo việc làm thu nhập thường xuyên  từ 5-7 triệu đồng/người/tháng cho 7 lao động địa phương. Sản phẩm bánh đa nướng Quảng Lộc được khách hàng sử dụng và khen giòn, ngon, đậm đà. Đặc biệt, bánh được công nhận OCOP 3 sao nên khách hàng rất yên tâm về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Những mẻ bánh đa nướng đảm bảo chất lượng ATVSTP được ra lò từ những đôi bàn tay khéo léo, cần cù, yêu lao động tại cơ sở sản xuất bánh đa nướng của chị Huyền. Bánh đa nướng quê hương xã Quảng Lộc vùng ven giữa dòng sông Gianh thơ mộng này góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống cũng như góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn và góp phần lan tỏa thương hiệu bánh đa nướng xã Quảng Lộc trở thành ẩm thực tinh hoa Việt đến với bạn bè, du khách gần xa.

Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc Hoàng Văn Phú cho biết: “Mô hình sản xuất bánh đa của cơ sở chị Huyền là một trong số những mô hình kinh tế nổi bật của xã. Bánh đa nướng Quảng Lộc một trong hai sản phẩm tại địa phương đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao - đây là tấm “vé thông hành” để sản phẩm vươn ra thị trường lớn, nâng cao sản lượng tiêu thụ. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ cơ sở trong giới thiệu các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư thiết bị máy móc, mở rộng nhà xưởng; thành lập HTX để liên kết sản xuất, nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm; kết nối tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, phấn đấu nâng hạng sản phẩm lên OCOP tỉnh,..”.

Bánh đa nướng xã Quảng Lộc đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Ông Trần Thanh Hưng - Trưởng Ban Dân vận Thị ủy cho biết: “Năm 2022, thị xã Ba Đồn có 09 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng, nâng sao gồm: gạo hữu cơ Sông Gianh; chả lụa Đà Điểu Minh Dượng; chả da Đà Điểu Minh Dượng; chà bông heo Quảng Thuận; Dưa lưới Quảng Thuận; nước chấm Giam Hạm Quảng Văn; Nón lá Quảng Hải; bánh đa nướng Quảng Lộc; ram Ba Đồn. Trong 09 sản phẩm này có 04 sản phẩm đề nghị công nhận 03 sao và 04 sao cấp tỉnh gồm: gạo hữu cơ Sông Gianh; chả lụa Đà Điểu Minh Dượng; chả da Đà Điểu Minh Dượng; nón lá Quảng Hải. 05 sản phẩm còn lại đề nghị xét đạt 02 sao cấp huyện và làm cơ sở để tham gia xét cấp tỉnh vào năm 2023. Tại Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 về công nhận kết quả đánh giá, phân hạng 33 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, thị xã Ba Đồn có 03 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh. Trước đó, năm 2019, thị xã đã được công nhận 02 sản phẩm OCOP cấp tỉnh là đũa gỗ Quảng Thủy và Tỏi đen Quảng Minh. Đến thời điểm hiện tại, tổng số sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh trên địa bàn là 05 sản phẩm. Với hiệu quả kinh tế mang lại từ Chương trình OCOP nên năm 2020, thị xã cũng đã có 09 sản phẩm OCOP cấp huyện được công nhận, gồm: Nem chua Quảng Long; xúc xích Quảng Long; rau sạch Quảng Thọ; tỏi sạch Quảng Minh; nước mắm Nhân Thọ; ruốc Nhân Thọ; bún khô Quảng Văn; bí đao sấy khô Quảng Phong, sợi bột cháo canh Quảng Lộc. Với những giải pháp đồng bộ, bám sát đặc điểm địa phương, thị xã Ba Đồn sẽ đạt được những kết quả tích cực hơn nữa trong thực hiện Chương trình OCOP, vừa nâng tầm chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản, vừa tăng thu nhập cho người sản xuất và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”.

Hiện nay, có dịp về thăm thị xã Ba Đồn ghé qua xã Quảng Lộc với nghề làm bánh đa nướng là thứ đặc sản ẩm thực đậm đà dân dã với nhiều vị khách không quên mua về cho người thân những chiếc bánh đa nướng nổi tiếng thơm ngon, đậm đà vị quê truyền thống. Điều đó càng giúp cho lan toả thương hiệu bánh đa nướng tới các vùng miền cả nước. Cùng đó bánh đa nướng được các thế hệ trẻ tiếp tục nối nghề như một truyền thống tốt đẹp của cha ông như một mạch nguồn văn hoá chảy mãi trên quê hương nằm giữa dòng sông Gianh thơ mộng giàu truyền thống văn hiến. Đến với Quảng Lộc chúng ta sẽ có cơ hội được tận hưởng hương vị bùi, ngọt, giòn và thơm lừng của những chiếc bánh đa nướng, ăn từng miếng bánh đa nướng giòn tan càng thêm yêu mến hương vị mộc mạc của món quà quê, càng thêm trân trọng công sức của biết bao thế hệ người dân nơi đây trong việc gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của quê hương. Đứng trên con đường nhỏ nhắn rời làng, trong tay những lữ khách đường xa giờ lại có thêm những hộp bánh đa nướng mang về làm quà. Thứ đặc sản bánh đa nướng Quảng Lộc cũng cứ theo đó ngày càng lan xa…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...