Bao giờ người dân hết “khát”?

2016-08-18 15:41:05 0 Bình luận
Quy mô dân số nước ta ngày càng tăng đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng nước sạch cũng tăng theo. Tuy nhiên trên thực tế, nước sạch vẫn đang thiếu ở rất nhiều nơi. Điều đó đặt ra câu hỏi, liệu đến năm 2025, mục tiêu 100% dân số được dùng nước sạch như Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch đưa ra liệu có khả thi?




Chỉ hơn 1/2 dân số Thủ đô được dùng nước sạch
 
Hà Nội có hơn 7 triệu dân (chưa kể số lao động ngoại tỉnh) nhưng tổng sản lượng nước cung cấp 900 nghìn m3/ngđ, chỉ đủ đáp ứng cho trên 4 triệu người. Trong đó, nguồn cấp từ Nhà máy nước mặt sông Đà do Cty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) quản lý có lưu lượng khoảng 233 nghìn m3/ngđ; nguồn cấp từ các nhà máy nước ngầm do Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawaco) quản lý với công suất khoảng 600 nghìn m3/ngđ; nguồn từ 2 trạm cấp nước Hà Đông cơ sở 1 và cơ sở 2 do Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông quản lý với công suất khoảng 50 nghìn m3/ngđ. Cuối cùng là nguồn từ 2 trạm cấp nước Sơn Tây 1 và 2 do Cty CP Cấp nước Sơn Tây quản lý với công suất khoảng 23.500m3/ngđ. Việc cung cấp nước sạch trên địa bàn TP hiện nay do 4 đơn vị nói trên đảm nhiệm, đáp ứng nhu cầu của 923 nghìn khách hàng, khoảng 1,08 triệu hộ gia đình, tương đương 4,374 triệu nhân khẩu, bằng hơn 1/2 dân số Hà Nội.
 
Tuy nhiên, những con số thống kê nói trên chưa phản ánh hết nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn Thủ đô. Ở một số khu vực như Xa La, Biên Giang, Yên Nghĩa... (Hà Đông), hiện có rất nhiều người lao động, sinh viên ngoại tỉnh về thuê trọ. Nhu cầu sử dụng nước tăng có khi gấp hai, ba lần. Điều đó khiến nguồn cung nước sạch luôn thiếu.
 
Hay tại huyện Mê Linh, ngay từ đầu mùa hè tình trạng thiếu nước sạch đã diễn ra nghiêm trọng. Không những thế, các hộ dân đang phải đối mặt với nguy cơ về bệnh tật từ những nguồn nước không hợp vệ sinh do nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Tại 3 xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng (Mê Linh), hàng nghìn hộ dân đã phải sử dụng nước giếng khoan, giếng đào cho những sinh hoạt hằng ngày. Lãnh đạo xã Tam Đồng cho biết, trong hơn 8 nghìn người dân xã Tam Đồng, ngoài số ít hộ gia đình có điều kiện chủ động mua máy lọc nước, còn lại nhân dân vẫn sử dụng nước giếng khoan cho mọi sinh hoạt từ ăn uống cho đến tắm rửa, giặt giũ. Tam Đồng là một trong 5 xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2015, tuy nhiên tiêu chí bảo đảm nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến nay vẫn chưa có lời giải.

Năm 2025, 100% dân cư có được cấp nước sạch?
 
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 - 100%. Chương trình trên được triển khai thực hiện tại các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung của các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước từ năm 2016 - 2025.
 
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người. Cụ thể, Chương trình phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90 - 95%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85%. Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 - 100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.
 
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình sẽ thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn; quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước; ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm cấp nước an toàn; nâng cao năng lực về cấp nước an toàn; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng...
 
Tuy nhiên, so với thực tế khan hiếm nước sạch như hiện nay, thì mục tiêu đến năm 2025, 100% dân cư có được sử dụng nước sạch hay không vẫn còn là bài toán khó?.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Điều quý giá nhất trong quan hệ Việt – Nga

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga.
2024-09-22 12:21:11

Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đại diện Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng và Công ty Unicorn Ultra đã đến thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
2024-09-22 10:00:00

Quảng Ninh: Tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Xây dựng Đề án khôi phục tái thiết lại tỉnh sau bão

Sáng 21/9, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và 177 điểm cầu cấp xã. Trước khi diễn ra hội nghị, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm các nạn nhân bị thiệt mạng do cơn bão số 3.
2024-09-21 20:09:05

Thành phố Hạ Long: Trên 1,5 vạn phụ nữ thành phố chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng và khu các dân cư, các bãi biển để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và đón khách du lịch. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hạ Long phát động “Chương trình ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI)”
2024-09-21 19:55:35

Cô học trò nhỏ vùng cao đạt ước mơ ĐH sư phạm với trung bình hơn 9 điểm

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, ba môn thi khối C của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm). Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2024-09-21 10:05:00

Bộ đội biên phòng Quảng Bình đang bám sát các địa bàn phòng, chống bão lũ

Bộ đội biên phòng tỉnh luôn chú trọng triển khai hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Với tinh thần người lính mang quân hàm xanh đồng hành cùng nhân dân vượt qua những thời điểm nguy nan nhất, điểm tựa vững chắc của đồng bào trong thiên tai.
2024-09-21 10:00:00
Đang tải...