Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những mầm cây nghĩa tình

2024-09-16 09:38:09 0 Bình luận
Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng LLVT nhân dân là một cán bộ trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu trên nhiều chiến trường ác liệt, nhưng Quảng Trị là chiến trường mà ông gắn bó nhiều nhất với đầy ắp những kỷ niệm vui buồn, với bao tình cảm đồng chí, đồng đội, đồng bào sâu nặng. Điều đó cắt nghĩa tại sao Quảng Trị luôn là chốn đi về thân thương của ông trong các dịp lễ trọng của đất nước.

Nơi mảnh đất Quảng Trị này, ông đã tự tay ươm lên bao mầm xanh nghĩa tình, để đến mùa xuân này, những mầm xanh ấy đang vươn cao, tỏa rộng theo hơi thở đôn hậu của đất, kích thước vạm vỡ của đất, như câu thơ ông từng cảm tác: Ở đời có trước có sau Nhìn cây mà ngẫm nghĩ câu nhân tình... Cây đa thiêng nơi Thành Cổ Quảng Trị Trong hồi ức “Một thời Quảng Trị”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể lại: “Tháng 4/ 1984, tôi dẫn đầu đoàn cán bộ Sư đoàn 390 trở lại Quảng Trị. Lần này tôi mang theo một cây đa do bà Thủ tướng Ấn Độ In- đra Gan- đi tặng, cây đa này được trồng từ phong trào “Cách mạng xanh” nổi tiếng của đất nước Ấn Độ tươi đẹp, nhân chuyến tôi và đoàn đại biểu Việt Nam đi thăm và cảm ơn các nước đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược (tháng 10/ 1977). Cả chuyến đi đó tôi giữ gìn cây đa nhỏ như một báu vật. Về nước, tôi trồng cây đa vào một cái chậu, đi đâu tôi cũng mang theo, từ Học viện cấp cao rồi về Sư đoàn 390. Đến năm 1984, cây đa lên xanh tốt, tôi quyết định đem cây đa và một số cây lát hoa vào trồng ở thị xã Quảng Trị.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu trò chuyện thân mật với dân làng và đồng đội trong một lần về thăm cây đa, giếng Đìa ở Gio An, Gio Linh.

Cây đa phát triển rất nhanh. Năm 2005, theo quy hoạch của thị xã phải dịch chuyển cây đa về đất Thị đội. Lúc này cây đa đã rất to. Anh em phải cưa bớt hai cành rồi đánh gốc để cần cẩu cẩu về nơi mới. Khi đánh gốc, anh em phát hiện bốn bộ hài cốt ở dưới gốc đa. Hãy còn đó dép cao su, dây lưng, bi đông Trung Quốc...hài cốt liệt sĩ được đưa về nghĩa trang liệt sĩ an táng. Tháng 4/ 2007, tôi trở lại Thị đội, cây đa hai nhánh xanh tốt, tỏa bóng mát xuống sân Thị đội Quảng Trị. Dưới gốc để một bia đá ghi “Cây đa này do Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27- Triệu Hải (nay là Thượng tướng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) trồng tháng 4 năm 1984. Quà tặng của Thủ tướng In-đra Gan-đi từ phong trào “Cách mạng xanh” nhân chuyến thăm Ấn Độ tháng 10/1977”. Bên cạnh tấm bia, anh em còn đặt một bát hương để thờ đồng đội...” Cây đa búp đỏ nơi mảnh đất âm vang tiếng trống trận năm xưa Trung tuần tháng 8/1998, Trung tướng Nguyễn Huy Hiệu, Phó Tổng Tham mưu trưởng cùng những người bạn chiến đấu năm xưa và lãnh đạo địa phương về thôn Gia Bình (xã Gio An, Gio Linh) để tìm lại cây đa, giếng nước, nơi ghi dấu bao kỷ niệm sâu nặng một thời trận mạc. Cây đa Gia Bình là cây đa có một không hai ở Quảng Trị. Trong suốt một thời gian khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cây đa là đài quan sát của pháo binh Quân giải phóng hàng đêm trút lửa xuống Cồn Tiên, Dốc Miếu, gây cho địch biết bao tổn thất, kinh hoàng. Ngày 6 tháng 3 năm 1968, trong một trận đánh không cân sức, chiến sĩ Cao Như Thiêm của Trung đoàn 27- Mặt trận B5 đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, bị thương nặng và bị địch bắt. Chúng đưa anh về gốc đa hết dụ dỗ lại đánh đập dã man hòng lấy được tin tức về Trung đoàn 27. Nhưng chúng đã thất bại trước ý chí kiên cường của người chiến sĩ quân đội cách mạng. Bọn chúng đã xả đạn vào anh. Khi hy sinh, Cao Như Thiêm tựa vào gốc đa, hướng về miền Bắc... Cây đa Gia Bình chính là cái gai trong mắt địch. Vậy nên, ngày nào địch cũng nã pháo, dội bom và rải chất độc hóa học hòng hạ gục cây đa. Lần lượt cành lớn, cành nhỏ của cây đa bị phạt ngang như dao chém, chồi không kịp nẩy, thân chi chít mảnh bom, mảnh pháo...thế nhưng cây đa vẫn đứng trơ trơ, đầy thách thức cho đến ngày giải phóng Quảng Trị tháng 5 năm 1972, cây đa mới chịu ngã xuống. Sau khi cùng các cán bộ và nhân dân địa phương ra thăm khu vực gốc đa và giếng nước, xác định đúng vị trí của gốc đa xưa, Trung tướng Nguyễn Huy Hiệu đã trồng một cây đa búp đỏ. Tháng 3/2008, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu lại cùng đồng đội về thăm Gia Bình, cùng với dân làng góp công, góp sức vào một công việc thiện nguyện và tình nghĩa là phục dựng lại giếng Đìa và đình làng Gio An. Ngày nay, bên cây đa, giếng Đìa và đình làng trang nghiêm là tấm bia đá, chiếc am thờ khắc ghi muôn đời những chiến công bất tử của những người lính Quân giải phóng năm xưa từng chiến đấu, hy sinh hoặc gửi lại một phần xương máu vì độc lập tự do và cuộc sống bình yên hôm nay . Cây đa Gia Bình giờ đã xanh tốt, tỏa bóng rợp và những chùm rễ ăn sâu vào lòng đất ba zan trung trinh, lòng đất từng âm vang tiếng trống trận và thánh thót tiếng đàn ta lư suốt dặm dài con đường cứu nước, tiếng đàn vọng từ Gio An... Cây đất Phật trồng nơi yên nghỉ của những người con trung hiếu Tháng 11/ 2003, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng nước ta đi thăm Ấn Độ theo lời mời của Bộ Quốc phòng nước bạn. Ông đã dành một thời lượng khá dài trong “Một thời Quảng Trị” để kể lại chuyến đi nhiều ý nghĩa này: “Trong khuôn khổ chương trình chuyến thăm, bạn sắp xếp cho đoàn chúng tôi đến tham quan ngôi chùa cổ. Nơi đó, theo truyền thuyết của Ấn Độ là miền đất Phật thiêng liêng, chỉ có khách quý mà bạn coi như người nhà bạn mới đưa đến. Từ thủ đô Niu Đê-li, chúng tôi phải bay hơn một nghìn ki-lô-mét tới Bốt-gay-a, bang Bi- ha rồi đi đường bộ bằng ô tô gần bốn tiếng đồng hồ mới đến được “cửa ngõ” của miền đất Phật.

Chúng tôi phải đi bộ gần 10 cây số, qua những nẻo đường quanh co đèo dốc đẹp như trong cổ tích. Trong lòng chúng tôi háo hức trước một di tích có bề dày lịch sử vào bậc nhất của đất nước Ấn Độ. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chùa chiền hoành tráng, uy nghi, cổ kính hơn cả sự tưởng tượng của chúng tôi. Tại đây, đoàn chúng tôi gặp một nhà tu hành người Việt Nam, đó là Đại sư Thích Huyền Diệu. Đại sư là một trong năm nhà tu hành nước ngoài đến đây lập chùa tu. Sau khi thăm ngôi chùa Việt Nam trên mảnh đất linh thiêng huyền bí này, chúng tôi được Đại sư hướng dẫn tham quan ngôi chùa cổ kính nhất khu vực. Khi biết chúng tôi đến từ đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị sư trụ trì tại ngôi chùa thiêng đã tặng tôi ba cây bồ đề con được lấy giống từ cây bồ đề nghìn năm tuổi. Tương truyền, cây bồ đề này là nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo. Mọi người, từ các vị Quốc vương, các vị lãnh đạo chính phủ các nước đến các chư vị tăng ni, phật tử các nước trên thế giới đến đây ai ai cũng mong có một lá bồ đề, vì tin rằng lá cây chứa đựng sự linh thiêng, màu nhiệm và sự tuệ giác của chư Phật... Về nước, việc đầu tiên là tôi ươm ba cây bồ đề vào ba cái chậu. Khi cây thực sự cứng cáp tôi mới đưa đi trồng. Cây thứ nhất, tôi trồng ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9. Cây thứ hai, tôi trồng ở khuôn viên Bảo tàng Quân đoàn 1 (Tam Điệp, Ninh Bình) - nơi tôi trưởng thành từ người chiến sĩ rồi sau đó trải qua những năm tháng gian khổ, ác liệt ở chiến trường Quảng Trị. Cây thứ ba, tôi trồng tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà tại xã Hải Long, Hải Hậu, Nam Định... Biết tôi mang cây bồ đề từ đất Phật về trồng ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Thượng tọa Thích Quảng Tùng (Ủy viên kiểm soát, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Thường trực Thành hội Phật giáo Hải Phòng) trong đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở đây, nói: “Thật là tuyệt vời, cây bồ đề đất Phật trồng ở nơi hàng vạn anh linh anh hùng liệt sĩ yên nghỉ thì còn gì bằng. Sự hữu duyên ở chỗ, cây đất Phật trồng ở nơi những người con trung hiếu không tiếc máu đào, sẵn sàng đấu tranh với cái xấu, cái ác, anh dũng hy sinh vì sự sống của chúng sinh, sự trường tồn của dân tộc. Đây là sự gặp nhau giữa cái tâm của người trồng và sự từ bi hỉ xả của nhà Phật...”. Chiều cuối năm Canh Dần, tôi lên Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9. Trong khói hương ngào ngạt từ hàng hàng mộ chí, tôi tần ngần đến bên gốc bồ đề do Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu trồng từ bảy năm về trước và có cảm giác an lành, lá cây xanh như vì máu đỏ mà xanh! Kinh Phật cổ có câu: “Muốn đạt được minh triết của cá nhân, thì phải là dòng chảy hay ánh sáng”. Các anh hùng liệt sĩ nằm lại nơi đây, dưới tán bồ đề từ đất Phật, dưới bầu trời cao rộng của Tổ quốc đang thời hưng thịnh, các anh, mỗi người như một đốm lửa thiêng, vĩnh định không bao giờ tắt, soi rọi và đồng hành theo dòng chảy hội nhập, phát triển, vững bền của đất nước hôm nay...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...