Bảo vệ trẻ khuyết tật trước nguy cơ xâm hại tình dục

2020-03-22 11:30:33 0 Bình luận
Theo UNESCO, nguy cơ trẻ khuyết tật trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục cao gấp 4 lần so với bạn bè khỏe mạnh cùng trang lứa. Các em vốn dĩ tự ti, mặc cảm nên khi bị xâm hại, sự tổn thương sẽ trầm trọng hơn gấp nhiều lần. Vậy mà, việc trang bị kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho trẻ khuyết tật đến nay vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Nhờ được giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý, trang bị kiến thức và theo dõi sát sao, học sinh Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn sẽ tránh được nguy cơ bị xâm hại

Mối nguy tiềm ẩn

Sẽ có không ít người nghĩ rằng, với trẻ khuyết tật, khả năng bị xâm hại là không lớn so với các trẻ khác, thực tế không hoàn toàn như vậy. Đối tượng xấu lại thường nhắm vào các em vì dễ uy hiếp, khả năng chống trả hầu như không có. Mặt khác, các em thường tự ti, nhút nhát, thường cam chịu, không dám nói ra khi bị xâm hại. Chính vì vậy, hậu quả để lại cho các em, cả thể xác lẫn tinh thần, luôn rất nặng nề.

Số liệu trong các báo cáo mới nhất được công bố liên quan đến tình trạng bạo lực gia đình và xâm hại tình dục cho thấy, còn khoảng 1.500 người là nạn nhân mỗi năm, trong đó 40% phụ nữ, trẻ em gái bị khuyết tật từng ít nhất bị 1 lần bạo lực tình dục. Dù vậy, theo nhiều chuyên gia tâm lý, con số này trên thực tế còn lớn hơn và các địa phương chưa xảy ra vụ nào không hẳn là không có; vụ việc chưa phát lộ có thể do nạn nhân sợ hãi hay bị kẻ xâm hại đe dọa, gia đình bức xúc lên tiếng nhưng sau đó xin rút đơn, một vài vụ được giải quyết theo hướng “tình cảm”...  

Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ

Hơn 5 năm qua, ông Trần Gia Tín, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn đã không còn cảm giác nơm nớp lo sợ học sinh nhà trường bị kẻ xấu xâm hại. Có được điều này là nhờ nhà trường đã làm tốt khâu giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý, trang bị kiến thức và theo dõi sát sao từng học sinh của mình. Ông Tín trao đổi: “Khi các em nhận biết rõ đâu là hành vi xâm hại, biết mình cần làm gì để ứng phó và được hỗ trợ kịp thời thì cơ hội cho kẻ xấu hầu như không có”.

Theo các chuyên gia, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng ứng phó là gốc của vấn đề trước mắt và lâu dài, giúp trẻ khuyết tật tránh nguy cơ xâm hại tình dục. Bà Võ Thị Tuyết, Trưởng Ban Gia đình Xã hội Hội LHPN tỉnh cho rằng, các bậc làm cha mẹ cần trang bị hoặc tạo điều kiện để trẻ được trang bị kiến thức để biết, nhận diện những nguy cơ bị xâm hại và biết cách bảo vệ mình.

Theo đó, các bậc cha mẹ thường xuyên nhắc trẻ không được một mình ra đường khi trời tối, không chơi nơi vắng vẻ, đi chơi về khuya, quen hoặc kết bạn với người lạ, không uống rượu bia hay chất kích thích, không tò mò xem cho biết phim xxx, hoặc để người khác đụng chạm vào cơ thể cũng như vùng kín. Ngoài ra, phải hết sức cảnh giác khi con ở nhà một mình, hoặc một mình với người khác giới, kể cả người thân trong gia đình.

“Phụ huynh bảo trẻ mang theo điện thoại hoặc còi khi ra ngoài đường, dạy trẻ nhớ số điện thoại người thân (nếu trẻ không dùng điện thoại) hoặc cài sẵn số 1, số 2 là số của bố, mẹ hoặc người thân nhất để bấm nhanh báo tin khi gặp sự cố hoặc cho trẻ đi học một số thế võ tự vệ để tấn công vào điểm yếu của kẻ xấu mà thoát thân…”, bà Tuyết tư vấn.

Cho rằng công tác truyền thông, trang bị kiến thức cho trẻ khuyết tật về nạn xâm hại tình dục cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thùy Trang (Trường ĐH Quy Nhơn) gợi mở việc chuyển tải thông tin đến trẻ khuyết tật có thể theo cách mô hình hoặc hình ảnh hóa, hoặc qua kênh nghe (đối với trẻ bị mù). “Hình thành nhóm sinh hoạt, nhóm làm việc để trẻ cùng tham gia vào một hoạt động nhóm nào đó, rồi cùng trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau”, bà Trang đề xuất.

NGỌC TÚ

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26
Đang tải...