Bộ LĐTB&XH trả lời về đề nghị bổ sung chính sách với thương binh

2020-09-14 09:29:16 0 Bình luận
Hiệp hội thương binh và người khuyết tật gửi văn bản đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội cho phép bổ sung đối tượng thương binh và người hưởng chế độ như thương binh vào Luật Người khuyết tật hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này trên cơ sở kế thừa Điều 2 Pháp lệnh người tàn tật năm 1998.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi bao gồm: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh; bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ học tập, ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở.

Điều 51 Luật Người khuyết tật quy định: “Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định”.

Như vậy, người khuyết tật là thương binh, người đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và phụ cấp ưu đãi người có công hàng tháng thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhưng vẫn được hưởng các chính sách theo quy định của Luật Người khuyết tật nếu pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng chưa quy định.

Các quy định trên tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Luật Người khuyết tật đã đảm bảo quyền lợi của đối tượng và tính hệ thống. Tuy nhiên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Người khuyết tật cho phù hợp.

Chính sách với cơ sở kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật

Hiệp hội thương binh và người khuyết tật cũng kiến nghị miễn tiền thuê đất, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng từ 51% lao động là người khuyết tật trở lên. Đồng thời điều chỉnh quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP: “Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật” bằng quy định: “Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng từ 51% lao động là người khuyết tật trở lên” để phù hợp hơn với thực tế, giữ được sự ổn định để phát triển, đáp ứng nguyện vọng của người khuyết tật và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật hiện nay.

Tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Người khuyết tật.

Ngoài ra, theo ý kiến của Hiệp hội thương binh và người khuyết tật, vì người khuyết tật bao hàm cả thương binh, bệnh binh nên thực tế đã hình thành các mô hình doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp sử dụng cả lao động là thương binh và người khuyết tật, lại có doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động là thương binh.

Do đó, Hiệp hội thương binh và người khuyết tật đề nghị nghiên cứu, bổ sung công nhận các mô hình doanh nghiệp có tính đặc thù, đó là: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động là thương binh và người khuyết tật trở lên” và “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động là thương binh trở lên”, nghiên cứu cơ chế đặc thù cho loại hình “Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% lao động là thương binh trở lên”.

Về vấn đề này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Hồ sơ, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thực hiện theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó, lao động là người khuyết tật phải có bản sao Giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Do vậy, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật trong đó có thương binh được công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...