Cận cảnh quy hoạch siêu đô thị Nhật Tân - Nội Bài
2016-06-23 17:51:16
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chiều ngày 23/6, tại UBND huyện Đông Anh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã công bố và bàn giao quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài, đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 3 cho chính quyền các huyện Đông Anh và Sóc Sơn quản lý.
Theo đó, trên tuyến đường này sẽ hình thành một siêu tổ hợp công trình trung tâm tài chính thương mại với Tháp tài chính cao 108 tầng với biểu tượng hoa sen làm điểm nhấn chủ đạo cho khu vực phía Bắc sông Hồng.
Theo quy hoạch được công bố tổng chiều dài tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài khoảng 11,1 km. Phần diện tích nghiên cứu lập quy hoạch đô thị được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội công bố chiều nay rộng khoảng 1.810,1 ha. Trong đó, đoạn 1 có chiều dài khoảng 5 km, rộng 396,8 ha với dân số khoảng 6.535 người; đoạn 2 dài khoảng 4 km, rộng 524,9 ha với dân số khoảng 20.291 người; đoạn 3 dài khoảng 2,l km, rộng 888,4 ha với dân số khoảng 70.012 người.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung (thứ 4 từ trái sang) trao đổi về quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (Ảnh: ANTĐ) |
Theo quy hoạch được công bố tổng chiều dài tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài khoảng 11,1 km. Phần diện tích nghiên cứu lập quy hoạch đô thị được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội công bố chiều nay rộng khoảng 1.810,1 ha. Trong đó, đoạn 1 có chiều dài khoảng 5 km, rộng 396,8 ha với dân số khoảng 6.535 người; đoạn 2 dài khoảng 4 km, rộng 524,9 ha với dân số khoảng 20.291 người; đoạn 3 dài khoảng 2,l km, rộng 888,4 ha với dân số khoảng 70.012 người.
Tổng chiều dài tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài với điểm đầu là sân bay Nội Bài, điểm cuối là cầu Nhật Tân, dài khoảng 11,1 km, diện tích nghiên cứu lập quy hoạch đô thị khoảng 2.080 ha. |
Chiều cao các tòa nhà từ 7 tầng đến 108 tầng, tòa nhà cao nhất sẽ nằm ở khu tháp tài chính - thương mại Phương Trạch, thấp dần về phía Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Về chiều cao công trình, đoạn 1 gồm các công trình có chiều cao tối đa khoảng 7 tầng; đoạn 2, các công trình có chiều cao tối đa khoảng 20 tầng; đoạn 3, các công trình có chiều cao tối đa lên tới hơn 100 tầng. Tòa nhà cao nhất sẽ nằm ở khu tháp tài chính - thương mại Phương Trạch với chiều cao dự kiến là 108 tầng.
Tháp tài chính - thương mại Phương Trạch cao 108 tầng lấy cảm hứng thiết kế từ bông sen. |
Về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, đoạn 1, tạo lập hình ảnh đô thị sinh thái, các công trình thấp tầng, kiến trúc hài hòa, xen lẫn với không gian cảnh quan cây xanh, mặt nước. Đoạn 2, tạo lập hình ảnh đô thị mang tính hiện đại, sôi động, gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ; các cụm công công trình cao tầng kết hợp với các khoảng không gian mở tạo ra không gian đô thị hiện đại, sinh động. Đoạn 3, tạo lập hình ảnh đô thị mang tính biểu tượng, đặc trưng với các công trình kiến trúc điểm nhấn; là không gian đô thị mới gắn với các hoạt động văn hóa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để đầu tư xây dựng đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Thành phố Hà Nội ước tính nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng khung và giải phóng mặt bằng khoảng 33.000 tỷ đồng (vốn đầu tư hạ tầng khung khoảng 22.200 tỷ, vốn giải phóng mặt bằng 10.800 tỷ đồng). Ngân sách của Thành phố không có khả năng cân đối đáp ứng.
Với quyết tâm xây dựng tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp) thành một trong những không gian trọng yếu nối kết khu trung tâm Thủ đô với không gian cửa ngõ hàng không của quốc gia; Nơi tạo lập các trung tâm dịch vụ công cộng của Thủ đô gắn kết với các không gian mở của khu vực phía Bắc và cảnh quan tự nhiên hệ thống không gian xanh mặt nước, sông Hồng, sông Thiếp - đầm Vân Trì, đầm Xuân Du, sông Cà Lồ; tháng 5/2016, UBND TP. Hà Nội đã Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Khu vực phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài) do ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban.
Khu đô thị 2 bên đường Nhật Tân - Nội Bài sẽ là dự án đô thị quy mô nhất của Hà Nội từ nay đến 2030. |
Cuối năm 2015, Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ cho phép lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, khả năng ứng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng khung, có đề xuất dự án khả thi, đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội; có đề xuất giá tiền sử dụng đất không thấp hơn giá sàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hà Nội cũng kiến nghị giao nhà đầu tư thành phần phát triển đô thị ứng vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung và được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp trên cơ sở cân đối nguồn thu từ tiền sử dụng đất các dự án phát triển đô thị.
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép UBND thành phố Hà Nội chủ động áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đối với từng dự án cụ thể, trong đó có hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án. Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư, UBND thành phố Hà Nội phải đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm (kỹ thuật, tài chính và quản lý) để thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật.
Ảnh: ANTĐ |
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Ngọc Bích (TH)