Cần kiểm soát chặt vốn cho thị trường bất động sản

2022-05-11 12:53:25 0 Bình luận
Thời gian qua, thị trường bất động sản phát triển quá nóng dẫn đến rất nhiều hệ luỵ, có thể xảy ra cơn sốt ảo ảnh hưởng xấu đến nhiều nhà đầu tư. Sáng 11/5, tại Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng tổ chức Tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản – Chính sách và tác động”. Tại Tọa đàm, các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp thảo luận, kiến nghị, đề xuất về các giải pháp tài chính, nguồn vốn nhằm giảm thiểu mọi rủi ro, phát triển thị trường bất động sản bền vững, ổn định.

Tham dự Tọa đàm, về phía Bộ Xây dựng có ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản; PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường; ông Phạm Quang Định – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế. Về phía Báo Xây dựng có ông Nguyễn Anh Dũng - Tổng biên tập Báo Xây dựng cùng các Phó Tổng biên tập.

Các diễn giả tham gia Tọa đàm có ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Chuyên gia kinh tế; TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế TW; TS.Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV; PGS.TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cùng đại diện Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), các chuyên gia về tài chính, đầu tư, bất động sản, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chuyên gia về luật pháp và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản trong và ngoài nước.

toa dam kiem soat nguon von vao bat dong san chinh sach va tac dong

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý I/2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có tác động đến lĩnh vực bất động sản như: Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (thay thế Nghị định số 76/2015/NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn về điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh bất động sản; quy định về áp dụng mẫu hợp đồng trong kinh doanh bất động sản…

Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022, có hiệu lực từ 01/3/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ sửa đổi bổ sung một số quy định về miễn nộp lệ phí trước bạ nhà đất đối với một số trường hợp. Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; Quyết định số 03/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ.

Đáng chú ý, ngày 30/01/2022, Chính phủ có Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Động thái siết tín dụng của các ngân hàng, thị trường bất động sản được dự báo sẽ hạ nhiệt nhanh chóng trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ.

Trong đó, thực hiện hỗ trợ cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015; khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và các văn bản có liên quan với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng…

Bộ Xây dựng nhận định, các chính sách này có tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản. Thị trường có dấu hiệu phục hồi tốt; xuất hiện nhiều chủ đầu tư, dự án bất động sản mở bán hoặc lên kế hoạch mở bán trong thời gian ngắn; sự quan tâm và lượng giao dịch bất động sản tăng dần theo tháng và ở hầu hết các phân khúc của thị trường.

Phát biểu tại Tọa đàm, Ông Nguyễn Anh Dũng - Tổng biên tập Báo Xây dựng cho biết, xuất phát từ thực tế vừa qua, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện trong năm 2022, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

toa dam kiem soat nguon von vao bat dong san chinh sach va tac dong

Ông Nguyễn Anh Dũng - Tổng biên tập Báo Xây dựng phát biểu khai mạc Tọa đàm.

“Đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng. Trong đó, tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý”, Ông Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp. Gần đây, một số ngân hàng cũng có động thái thông báo dừng cho vay bất động sản. Mặt khác, các kênh huy động vốn khác cho bất động sản như kênh trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua đã bộc lộ nhiều lỗ hổng bất cập cần điều chỉnh và hoàn thiện.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần kiểm soát để điều chuyển dòng tiền vào phục hồi sản xuất. Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc kiểm soát là cần thiết. Dự báo, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn nếu không tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động. Giá nhà đất có thể leo thang và cơ hội tiếp cận với nhà ở của người dân sẽ giảm. Vì vậy, một số doanh nghiệp đề xuất kiến nghị việc kiểm soát nguồn vốn nên có lộ trình, có rà soát đối với dự án đủ điều kiện pháp lý, đúng tiến độ.

toa dam kiem soat nguon von vao bat dong san chinh sach va tac dong

Ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Trước tình hình thực tế của thị trường bất động sản hiện nay, việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư là yếu tố vô cùng cấp bách, Ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định: Một vấn đề đặt ra hiện nay phải đề cập đến, đó là thu nhập của công nhân, đại đa số người lao động có đủ mua nhà ở không? Như vậy, chính sách của Chính phủ phải phổ cập tới số đông. Khi nói chính quyền, tức là nói đến Nhà nước, bao gồm cả Quốc hội và Chính phủ phải có một hệ thống nhà ở cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước và đây là các công ty cung ứng dịch vụ công 100% vốn Nhà nước; giá cho thuê nhà phải tương ứng với thu nhập của người lao động. Thị trường bất động sản phải liên kết với thị trường lao động thì mới có thể đáp ứng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Liên quan đến những ý kiến về sự phát triển của thị trường vốn, ông Bùi Xuân Dũng – Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chia sẻ: “Thị trường bất động sản đóng vai trò rất quan trọng; tuy nhiên trong năm 2021 và đầu năm 2022 cho thấy, nguồn cung bất động sản tại các địa phương trên cả nước đều hạn chế và có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp. Trong khi giá nhà ở bất động sản tăng cao so với nguồn thu nhập của người dân. Thị trường bất động sản liên quan mật thiết và có ảnh hưởng qua lại đến các thị trường vốn như thị trường tín dụng, chứng khoán, trái phiếu, thu hồi vốn đầu tư nước ngoài…Sự phát triển của thị trường vốn sẽ góp phần phát triển thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh sẽ đảm bảo sự ổn định, an toàn cho thị trường vốn. Do đó, việc kiểm soát nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản là giải pháp vô cùng quan trọng trong số những giải pháp giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững. Tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cũng là giải pháp thúc đẩy, tăng cường nguồn cung cho thị trường và giảm giá bất động sản”.

toa dam kiem soat nguon von vao bat dong san chinh sach va tac dong

Ông Bùi Xuân Dũng – Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).

Tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản – Chính sách và tác động” là dịp để các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp chia sẻ về thực trạng, chính sách, những hạn chế cho vay bất động sản đến thị trường và tác động đến tâm lý của người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, hướng đến cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về vấn đề vốn trong thị trường bất động sản. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26
Đang tải...