Chấn chỉnh việc thống kê, đánh giá về bạo lực gia đình

2018-12-12 15:27:05 0 Bình luận
Tới dự hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình, sáng 12/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh công tác đánh giá, thống kê về thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Đình Nam


Theo thống kê, tại Việt Nam, bạo lực gia đình đã làm tổn hại tinh thần, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,77% GDP mỗi năm. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam cũng cho thấy có tới 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia đình. Đặc biệt, con số thống kê cũng cho thấy gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình...

Hội nghị cũng cho thấy Luật chưa quy định rõ một số khái niệm và xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống bạo lực gia đình, các chính sách đầu tư nguồn lực từ Nhà nước và huy động xã hội hóa cũng chưa rõ điều này dẫn đến vướng mắc trong quá trình hướng dẫn, triển khai.

Việc xử phạt vi phạm hành chính mặc dù đã được thực thi song chưa tương xứng với số vụ bạo lực gia đình do tính đặc thù của đối tượng bị xử phạt. Hình thức xử phạt hành chính hiện nay chưa thực sự bảo đảm tính răn đe, giáo dục và đôi khi là rào cản cho việc phát hiện, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và xử lý người gây bạo lực gia đình.

Nhiều đề xuất đã được đưa ra như: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành theo chuyên đề hoặc các địa bàn là điểm nóng của bạo lực gia đình được nhân dân, xã hội quan tâm; sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo hướng quy định rõ một số khái niệm và gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở, tăng mức xử phạt và hình thức xử phạt nhằm bảo đảm tính răn đe.


Ảnh: VGP/Đình Nam


Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng phòng, chống bạo lực gia đình là một nhiệm vụ quan trọng, nằm trong tổng thể xây dựng đời sống văn hoá, con người, là hành động cần thiết để bảo vệ quyền con người, đặc biệt bảo vệ quyền trẻ em, bình đẳng giới.

Việc lần đầu tiên Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2008) là một nỗ lực rất lớn để luật hoá, điều chỉnh các hành vi vốn được coi là chuyện bình thường, riêng tư trong mỗi gia đình.

Quá trình thực hiện Luật đã góp phần thay đổi nhận thức, nhân rộng các điển hình tốt trong tất cả các khâu phòng ngừa, hỗ trợ, xử lý, can thiệp vào các hành vi, vụ việc bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, cần tập trung đánh giá những việc chưa làm được, chỉ ra những khâu còn yếu kém, phân tích sâu từng điều khoản để kiến nghị sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.

Phó Thủ tướng cũng đặt vấn đề trong thời gian chờ sửa luật, thì làm sao thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay. Bởi công tác thống kê số vụ việc bạo lực gia đình của ngành toà án đã khác với ngành văn hóa, thể thao và du lịch, rồi số liệu từ hội phụ nữ, các đoàn thể cũng có khác biệt.

“Không đánh giá được thực trạng làm sao có giải pháp đúng? Cái này chúng ta phải chấn chỉnh. Cùng với đó, phải tuyên truyền rất cụ thể những hành vi bị xử lý theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Chưa kể những khảo sát của các tổ chức quốc tế còn tính đến hàng chục phần trăm gia đình có bạo lực ở mức độ khác nhau chứ không chỉ là những vụ việc phải đưa ra xét xử, hoà giải”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Ngoài ra, Luật đã quy định rất cụ thể trách nhiệm cũng như công tác phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội nhưng thực tế vấn đề chưa được nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc, không có sự phối hợp để triển khai những nhiệm vụ, chương trình mang tính dài hạn.

“Tinh thần là phải lấy tổ chức xã hội, đoàn thể chính trị làm nòng cốt để huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia chứ không chỉ có các bộ ngành, chính quyền địa phương”, Phó Thủ tướng gợi mở và đề nghị đối với những vụ việc, hành vi bạo lực gia đình đã đến mức can thiệp thì phải xử lý nghiêm.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quế Võ - Si Ma Cai: Mang lòng tương thân tương ái tới với vùng biên giới phía Bắc

Thực hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn” và hưởng ứng chỉ thị của Trung ương về việc hỗ trợ người dân khắc phục, ổn định đời sống, tái thiết sau bão lũ tại mảnh đất địa đầu biên cương của Tổ quốc. Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã phối hợp cùng với Thị Đoàn Quế Võ, Chùa Bảo Khánh (Bắc Ninh) và một số đoàn thể thực hiện chuyến đi thiện nguyện tới với huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong ngày 27/9.
2024-09-27 18:38:27

Hiệp hội VAIDE-Chỗ dựa tin cậy cho các Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật

Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam luôn cố gắng là chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của nền kinh tế. Nhờ đó, nhiều thương binh, người khuyết tật đã vượt qua nỗi đau, tích cực lao động để không trở thành gánh nặng cho xã hội.
2024-09-27 18:20:01

TP.Hạ Long: Đầu tư gần 120 tỷ đồng xây dựng nhóm dự án về nước sạch, trụ sở công an xã và trường học

Sáng 27/9, thành phố Hạ Long tổ chức Lễ khởi công nhóm các dự án, gồm: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 4 xã (Sơn Dương, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hòa Bình); xây dựng bổ sung phòng học và các hạng mục phụ trợ Trường Tiểu học Sơn Dương (điểm trường trung tâm); Trụ sở công an xã Sơn Dương. Tổng mức đầu tư xây dựng của 3 dự án là gần 120 tỷ đồng. Đây thể hiện sự quyết tâm của thành phố nhằm giữ vững mục tiêu tăng trưởng và xây dựng TP Hạ Long “Kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”.
2024-09-27 13:55:37

HNM Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII

Được sự chỉ đạo của TW Hội, sự cho phép của lãnh đạo tỉnh, sáng ngày 26/9/2024, tỉnh hội Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 39 CT/TW của BTT TW Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Người khuyết tật (NKT).
2024-09-27 13:46:35

Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV

Chiều 26/9, Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An.
2024-09-26 20:00:00

Cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2024" chính thức được phát động

Ngày 25/9, tại trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” năm 2024 với chủ đề “Những ý tưởng xanh”.
2024-09-25 15:29:44
Đang tải...