Chuyện li kỳ ở sông Vàm Nao

2020-03-13 17:26:36 0 Bình luận
Vàm Nao là dòng sông nối liền hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận phần đuôi cù lao huyện Phú Tân (xã Tân Trung) và phần đầu cù lao Ông Chưởng (các xã Kiến An, Mỹ Hội Đông) thuộc huyện Chợ Mới, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Sông Vàm Nao là con sông nổi tiếng với nhiều cái “nhất”, như: là con sông duy nhất nối sông Tiền và sông Hậu, ngắn nhất trong hệ thống sông ngòi Việt Nam, có nhiều cá khổng lồ có tên trong Sách đỏ Việt Nam nhất; có nhiều cá dữ, cá lạ nhất…

Nhắc tới tên sông, tôi còn nhớ lời ba tôi đã kể: Sở dĩ dòng sông có tên Vàm Nao là bởi nơi ngã ba sông người ta vốn đã gọi là vàm, còn nao bởi những dòng xoáy nước dữ dội như thác cuộn, ghe tàu nào cũng khiếp, sợ bị lật nơi đây khiến người đi ngang qua phải nao lòng, thế nên mới có câu Đố ai ve được con đò Vàm Nao”. Về sau, triều Nguyễn thấy tên gọi nghe sầu não đã đổi tên sông là Thuận Giang cho dân yên lòng, nhưng dù gọi thế nào tên con sông ví như cửa tử thần vẫn không thay được.

Sông Vàm Nao

Những năm lũ lớn, ghe tàu qua ngã ba sông Vàm Nao hay bị sóng lưỡi búa đánh chìm, cứ cách vài ngày lại nghe văng vẳng tiếng khóc, kêu cứu... Những thợ lặn gan lì nhất cũng sợ đánh đổi mạng nên không dám lặn mò xác tàu, xác ghe nằm vất đáy sông, còn dân bản địa dù thuộc làu nhưng qua lại cũng dè chừng. Các thương hồ ngán Vàm Nao nhưng muốn xuôi ngược tứ xứ hay lên Nam Vang (Campuchia) thì không còn đường nào khác, buộc phải qua đây. Đặc điểm của Vàm Nao là như thế nên xưa kia, khi Bùi Hữu Nghĩa bị đày làm lính coi giữ đồn ở Vĩnh Thông (thuộc tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên) có đi qua sông Vàm Nao, thấy sóng to gió dữ đã hoài cảm than: “Núi Sập sấm rền vang tiếng mũi/Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà”.

Sông Vàm Nao có chiều dài khoảng 7km, rộng bình quân 700 mét nhưng có độ sâu hơn 17 mét. Dòng sông có vai trò như một điểm nối cân bằng dòng chảy giữa hai dòng Tiền Giang, Hậu Giang. Do áp lực nước mạnh, mực nước cũng cao hơn nên vào mùa nước lũ, nước từ sông Tiền sẽ đổ sang sông Hậu đó chính là hiện tượng sang nước độc đáo giữa hai nhánh sông lớn trước khi cùng đổ ra biển Đông. Do vị trí địa lí đặc biệt nên vào mùa nước chế độ thủy văn trên sông Vàm Nao thường diễn ra hiện tượng độc đáo, như hiện tượng đổi dòng hay hiện tượng sang nước từ sông Tiền sang sông Hậu. Mùa này thiên nhiên nơi đây vừa tươi đẹp vừa trù phú sản vật thể hiện rõ những nét đặc sắc trong bức tranh sông nước miền Tây. Chính vì vậy, thời gian qua Vàm Nao bắt đầu phát triển loại hình du lịch sinh thái trải nghiệm mùa nước tâm thế đón nước của người miền Tây đang dần trở nên linh hoạt hơn ngoài chuyện đánh bắt cá tôm để mưu sinh họ còn biết dựa vào con nước để phát triển du lịch chuyên nghiệp. Đặc biệt, ở sông Vàm Nao có hoạt động đánh bắt cá bông lau thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch. Hàng năm, khi mùa nước nổi qua đi, nước sông Vàm Nao trở mình trong vắt thì ngư dân đánh bắt cá bông lau cũng bắt đầu chuẩn bị tàu, xuồng, lưới đi đánh bắt. “Cuộc mưu sinh” của ngư dân đánh bắt cá bông lau thường được diễn ra vào khoảng 11 giờ tối (khi nước bắt đầu ròng), lúc này, những mẻ lưới được thả xuống nước, mặt sông cũng trở nên lung linh, huyền ảo do màu sắc từ những ánh đèn lưới giăng tạo nên.

Với dòng chảy đặc thù, sông Vàm Nao thích hợp cho khai thác du lịch. Vì thế, Vàm Nao đã được chọn là một trong những điểm kết nối du lịch trong khuôn khổ dự án du lịch do Tổ chức Nông dân Hà Lan tài trợ. Tham gia du lịch sông Vàm Nao, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống dân dã của người dân nơi đây, với nhiều hoạt động phục vụ khách tham quan, như: Giăng lưới bắt cá, bơi xuồng nhổ bông súng, thu hoạch ấu, bẻ mía; theo chân ngư dân săn cá bông lau, cá hô; thưởng thức các món đặc sản vùng nước ngọt và nghe đờn ca tài tử…. Ngoài ra, du khách còn được nghe những truyền thuyết đầy li kì về chuyện ông Năm Chèo, mùa hội cá hô, cá bông lau đầy thú vị.

Những cụ ông ngày trước kể lại, vào đêm trăng bơi xuồng ngang khúc sông này thường thấy 1-2 con cá đuối to nhô lên mặt nước để “tắm trăng”. Biết là cá đuối nhưng cũng không tài nào bắt được, vì nếu dùng chài chụp thì lưới sẽ bị rách. Bởi loài cá này rất mạnh, sống ở độ sâu từ 25-30m, chỉ dùng lưới Thái kéo mới mong bắt dính. Ngày trước cũng có người câu dính loài cá này nhưng kéo lên bị đứt dây vì toàn thân của chúng vùi sâu trong bùn đất dưới đáy sông. Nếu muốn kéo được cá lên bờ, những người xưa nghĩ ra cách buộc túm 4 lưỡi câu lại với nhau như mũi neo 4 cạnh, rồi thả xuống cho các vây con cá đuối đập vào. Khi các vây bị dính câu thì cùng nhau phân con cá lên xuồng.

Dòng chảy dữ dội, đáy sông sâu với nhiều hang hốc nên Vàm Nao đã kéo theo các loài cá đặc thù nặng hàng trăm ký trên sông Mê Kông về trú ẩn, như cá hô, cá tra dầu, cá vồ cờ, cá nược, cá đuối. Ngoài ra còn có các loài cá đặc dị như cá đao, cá mập, cá sấu... Cá tôm ở Vàm Nao nhiều lắm, có các loài cá lạ, cá đẹp nuôi kiểng được như cá hồng vện với màu sắc sặc sỡ, cá ngựa - nhỏ như cá linh nhưng vì nhảy loi choi nên gọi là cá ngựa; các loài cá tra nghệ, cá sửu, cá bông lau… Nhưng theo các lão ngư nơi đây, dòng Vàm Nao luôn bí hiểm do người đời còn tin rằng “ổng” còn nằm ẩn mình dưới đáy Vàm Nao. “Ổng là Năm Chèo - tức ông sấu thần năm chân trong truyền thuyết. Dù chuyện Năm Chèo là chuyện xưa, ngư dân, thương hồ qua lại Vàm Nao không xa lạ gì nhưng họ vẫn luôn rờn rợn không dám gọi tên tục cá sấu mà gọi bằng ông Năm Chèo.

Có rất nhiều câu chuyện về Năm Chèo ở miệt sông nước, như sau các trận đất lở, thợ lặn được thuê tới Vàm Nao lặn mò đồ nhưng sau đó hớt hải trồi lên bỏ ngang. Hỏi thì họ trả lời thấy một khối đen dài nằm dưới đáy có hai con mắt to bằng cái chén sáng quắc nhìn họ trừng trừng… Những câu chuyện như vậy càng khiến người đời tin do “ổng” nằm lâu quá nên mỏi bèn cựa mình, hắt hơi hay quẫy đuôi gây sạt lở! Cũng có người cho rằng dòng Vàm Nao chảy xiết do hơi thở Năm Chèo tạo ra, ngã ba Vàm Nao dữ tợn bởi nằm ngay cửa họng ông Năm Chèo. Cũng có người cho rằng nhìn bản đồ sông Vàm Nao có hình thù như cá sấu. Cũng có chuyện kể rằng có nhóm thợ săn sấu từ miệt U Minh ỷ tài lên Vàm Nao bắt Năm Chèo lấy tiếng nhưng rốt cuộc kẻ mất mạng, người chạy trối chết...

Chiều tối. Sông Vàm Nao lãng đãng khói sương, ghe tàu ngang dọc nhộn nhịp. Những chiếc xuồng câu lặng lẽ buông lưới. Đâu đó tiếng hò, tiếng hát vút lên lướt trên tiếng sóng: Sông sau, sông trước hai dòng/Phân ra hai ngã ngoài trong vận đào/Các ngã gần chảy nhập vào/Tục kêu là xứ Vàm Nao rõ ràng...”. Bóng chiều buông hết, con sông lấp lóa ánh đèn câu mênh mang một vùng sông nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung

Tối 28/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.
2024-09-29 11:36:09

Đông đảo người dân Quảng Bình về Vũng Chùa dự lễ an táng Phu nhân Đại tướng

Sáng 29/9, tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) đã diễn ra lễ an táng PGS. Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Rất đông người dân đã đến dâng hương tiễn biệt bà.
2024-09-29 10:00:00

Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù tiếp tục tổ chức khai giảng các lớp dạy nghề năm 2024

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động đã đề ra trong năm 2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc Hội người mù (HNM) tiếp tục tổ chức khai giảng 03 lớp dạy nghề cho người mù năm 2024.
2024-09-28 19:12:51

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 28/9, lễ tang PGS. Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, Thủ đô Hà Nội. Đoàn tỉnh Quảng Bình do ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu viếng PGS. Đặng Bích Hà.
2024-09-28 15:55:00

CSGT hướng dẫn du khách nước ngoài đi đường đèo Mèo Vạc, Đồng Văn

Lượng khách đi du lịch bằng xe máy, mô tô tại huyện Đồng Văn (Hà Giang) chiếm khá đông, đặt ra vấn đề về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết.
2024-09-28 13:44:14

Bổ nhiệm tân giám đốc Sở GTVT Quảng Bình

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng vừa ký Quyết định số 2739, về việc bổ nhiệm ông Hoàng Đăng Cương giữ chức giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Bình từ ngày 1/10/2024.
2024-09-28 09:00:00
Đang tải...