Công ty bà Nguyệt Hường mua trọn 81,3 triệu cổ phiếu của Maritime Bank
Động thái của Maritime Bank được cho là nhằm giảm bớt tình trạng sở hữu chéo ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Hiện Maritime Bank vẫn còn sở hữu 9,98% cổ phần PGBank, đối với PVcomBank là gần 5%.
Công ty của Bà Nguyệt Hường đã mua lại 81,3 triệu cổ phần của Maritime Bank
Với mức giá cổ phiếu hiện giao dịch ở mức 22.300 đồng cổ phiếu, Maritime Bank ước tính thu về hơn 1.800 tỷ đồng.
Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu MBB đã tăng gần 70% về giá, dần đầu xu thế tăng điểm chung của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Công ty Cổ phần Phát triển Hà Nam trực thuộc Tập đoàn TNR Holdings Việt Nam, một trong những nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam, hiện đang là chủ đầu tư và quản lý của 9 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc như Quang Minh, Hà Nội – Đài Tư, Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội); Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương); Minh Quang, Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên) và Đồng Văn II (Hà Nam).
Ngoài lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp, TNG Holdings còn được biết đến là “bà trùm” trong lĩnh vực bất động sản và tài chính – ngân hàng.
Được biết, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TNG Holdings là vợ của ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Maritime Bank. Bà Hường cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng sáng lập MaritimeBank.
VNPT thoái vốn khỏi Maritime Bank, nhà đẩu tư "ngoảnh mặt"
Trước đó ngày 10/03/2017, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định dừng tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sở hữu do không có nhà đầu tư nào đăng ký đấu giá.
Vào thời điểm VNPT đưa ra đấu giá trên 71,5 triệu cổ phiếu, chiếm tới hơn 6% cổ phần của Maritime Bank nhưng mức giá khởi điểm 11.900 đồng/cổ phiếu mà VNPT đưa ra lại khá cao so với mức giá đang được giao dịch trên thị trường OTC thời điểm đó.
Đây không phải là lần đầu tiên VNPT muốn thoái vốn khỏi Maritime Bank. Trước đó, tháng 11/2015, VNPT cũng đã công bố việc bán đấu giá hơn 71,5 triệu cổ phiếu của Maritime Bank với giá khởi điểm 11.700 đồng/cổ phiếu nhưng vì chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham dự nên cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.
Áp lực xử lý nợ xấu
Năm 2016, Maritime Bank đã dành tới 1.793 tỷ đồng cho trích lập dự phòng, gấp 3,3 lần năm 2015, khiến lợi nhuận thuần của ngân hàng này bị bào mòn tới 94%, chỉ còn vỏn vẹn 164 tỷ đồng. Trước trích lập dự phòng, lợi nhuận thuần năm 2016 của Maritime Bank lên đến 1.907 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2015.
Theo phía Maritime Bank, trong số 1.743 tỷ đồng chi phí trích lập dự phòng trên có 1.098 tỷ đồng là trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC.
Tính đến hết ngày 31/12/2016, lượng trái phiếu VAMC của Maritime Bank là 8.874 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2015.
Hiện nợ xấu nội bảng của Maritime Bank là 2,17%. Nếu đưa lượng nợ xấu của Maritime Bank tại VAMC từ ngoại bảng về nội bảng, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này sẽ rơi vào khoảng 9.636 tỷ đồng, chiếm tới 21,9% dư nợ cho vay (đã bao gồm cả trái phiếu VAMC đưa về nợ xấu nội bảng).
Điều này cho thấy, áp lực xử lý nợ xấu của Maritime Bank vẫn còn rất lớn, nghĩa là trong những năm tiếp theo, ngân hàng này sẽ tiếp tục phải thực hiện trích lập dự phòng ở mức cao, lợi nhuận theo đó cũng sẽ duy trì ở mức tương đối thấp, dù “đau xót” nhưng cần thiết.
Ngoài lượng nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, Maritime Bank còn tiềm ẩn một lượng nợ xấu không nhỏ đến từ các khoản phải thu và lãi, phí phải thu. Tính đến hết ngày 31/12/2016, tổng các khoản phải thu và lãi, phí phải thu của Maritime Bank lên đến 9.487 tỷ đồng, tăng 25% so với hồi đầu năm và chiếm tới 10,2% tổng tài sản.
Tuệ Phong (T/h)
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.