Công ty Thương binh Thịnh Sơn: Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội
2016-11-22 10:06:29
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Với 75% lao động là thương binh, Công ty Thương binh Thịnh Sơn (trú đóng tại Nhà A4, Đền Lừ II, Hoàng Mai, Hà Nội) là cơ sở sản xuất dành riêng cho thương binh và người khuyết tật (NKT); là ngôi nhà chung ấm tình đồng đội...
Qua trao đổi được biết, Công ty Thịnh Sơn thành lập vào đầu năm 2009, tính đến nay đã đi được chặng đường hơn 6 năm với biết bao gian truân vất vả. Công ty kinh doanh đủ các mặt hàng nhưng chủ yếu đầu tư và phát triển mạnh ở một số lĩnh vực như: Xây dựng công trình công ích; Xây dựng nhà các loại; Kinh doanh Vật liệu xây dựng; Đại lý mua, bán ký gửi hàng hóa; Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo; Trang trí nội ngoại thất công trình; Mua bán văn phòng phẩm; Dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô...
Là người lính trở về từ chiến trường hơn ai hết họ thấu hiểu được nỗi vất vả, nỗi khó khăn, hiểu được tiếng lòng của anh em đồng chí, đồng đội, người may mắn thì lành lặn trở về, người rủi ro hơn thì mang trong mình vết thương của bom mìn để lại dù ít hay nhiều… Trở về cuộc sống đời thường mặc dù được hưởng chế độ ưu đãi của chính sách Nhà nước nhưng với số tiền ít ỏi họ làm sao lo lắng đủ cơm no, áo ấm cho vợ cho con?! Từ những trăn trở đó mà ông Nguyễn Xuân Khoái (thương binh hạng 2/4) đã bàn bạc cùng với một số anh em thương binh khác thành lập nên Công ty Thịnh Sơn để cùng nhau sản xuất, kinh doanh, cùng nương tựa vào nhau, “cho nhau cái cần câu” để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình. Và, vừa là ngôi nhà thứ hai để sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống thường nhật.
Nhớ lại những ngày đầu mới đi vào hoạt động, Công ty còn nhiều khó khăn trở ngại, ông Nguyễn Xuân Khoái, Phó Giám đốc Công ty ngậm ngùi cho biết: Khi chúng tôi đến đây để thuê trụ sở làm việc cho Công ty thì từ dưới lên trên (ông đưa tay chỉ ra khoảng trống trước cửa trụ sở và trên ban công của tòa nhà A4) toàn rác là rác. Anh em chúng tôi phải mất bao nhiêu công sức dọn dẹp, chỉnh sửa, cải trang giờ mới được như thế này. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động dù khó khăn, vất vả là thế nhưng với bản chất của người lính “Bộ đội Cụ Hồ” chúng tôi đã vượt qua và gặt hái được một số thành quả nhất định, đưa Công ty ngày càng phát triển. Hiện ở Công ty có 16 lao động là thương binh (chiếm 75% tổng số lao động), đặc biệt, người chèo lái Công ty là thương binh 1/4, mất 100% sức lao động - Ông Vũ Quang Hải.
Có vậy mới biết ý chí kiên trung của những người lính năm xưa nay trở về thời bình làm kinh tế. Trong thời chiến họ không hề nao núng trước mũi tên hòn đạn của quân thù, thời bình họ xông pha trên thương trường để tìm tòi sáng tạo, đưa ra hướng sản xuất, kinh doanh tạo công ăn việc làm cho anh em đồng đội với mức lương ổn định 3 triệu đồng/tháng (chưa kể những khoản được bồi dưỡng thêm).
Dẫn chúng tôi đi quanh một vòng tham quan trụ sở và dừng chân lại ở một bãi trông giữ xe ô tô của Công ty. Trước mắt tôi là một nhà trông xe hai dãy dài khang trang, sạch đẹp, ở mỗi dãy nhà để xe đều có những bình phòng cháy, chữa cháy. “Để có được một nhà trông xe rộng gần 1.000m2 như ngày hôm nay chúng tôi đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức vào cải tạo. Trước đây là một bãi rác to đùng mà ai nhìn thấy đều lắc đầu ngao ngán. Khi chúng tôi bắt tay vào làm với tinh thần quyết tâm cao và cuối cùng cũng xây dựng được một bãi trông xe đàng hoàng, sạch sẽ. Qua quá trình hoạt động chúng tôi lại tiếp tục đầu tư sửa chữa và đến ngày hôm nay thì khách đến gửi xe ai nấy đều hài lòng” - ông Phạm Văn Thảo, Phó Giám đốc Công ty chia sẻ với chúng tôi.
Những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là doanh nghiệp dành cho thương binh và NKT như Công ty Thịnh Sơn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Công ty cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền sở tại cộng với sự lãnh đạo đúng hướng, sự đoàn kết, nhất trí của các thành viên trong Công ty nên Thịnh Sơn đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn xã hội. Doanh thu của hàng năm đạt trên dưới 2 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Công ty cũng thường xuyên quan tâm, chú trọng đến công tác từ thiện, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”…
Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất Ban Lãnh đạo cũng thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên (CBCNV) trong Công ty. Lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, thăm hỏi, động viên kịp thời CBCNV những lúc ốm đau, hiếu, hỷ… Hàng năm, vào dịp 27-7, Công ty thường tổ chức cho toàn thể CBCNV đi tham quan du lịch ở một số địa điểm có ý nghĩa lịch sử. Vì vậy, mọi người coi Công ty như là ngôi nhà thứ hai của mình, luôn gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau vì sự phát triển của Công ty. Thịnh Sơn xứng đáng là ngôi nhà chung ấm tình đồng đội của anh em thương binh.
Lãnh đạo Công ty chụp ảnh lưu niệm nhân ngày 27/7. |
Là người lính trở về từ chiến trường hơn ai hết họ thấu hiểu được nỗi vất vả, nỗi khó khăn, hiểu được tiếng lòng của anh em đồng chí, đồng đội, người may mắn thì lành lặn trở về, người rủi ro hơn thì mang trong mình vết thương của bom mìn để lại dù ít hay nhiều… Trở về cuộc sống đời thường mặc dù được hưởng chế độ ưu đãi của chính sách Nhà nước nhưng với số tiền ít ỏi họ làm sao lo lắng đủ cơm no, áo ấm cho vợ cho con?! Từ những trăn trở đó mà ông Nguyễn Xuân Khoái (thương binh hạng 2/4) đã bàn bạc cùng với một số anh em thương binh khác thành lập nên Công ty Thịnh Sơn để cùng nhau sản xuất, kinh doanh, cùng nương tựa vào nhau, “cho nhau cái cần câu” để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình. Và, vừa là ngôi nhà thứ hai để sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống thường nhật.
Nhớ lại những ngày đầu mới đi vào hoạt động, Công ty còn nhiều khó khăn trở ngại, ông Nguyễn Xuân Khoái, Phó Giám đốc Công ty ngậm ngùi cho biết: Khi chúng tôi đến đây để thuê trụ sở làm việc cho Công ty thì từ dưới lên trên (ông đưa tay chỉ ra khoảng trống trước cửa trụ sở và trên ban công của tòa nhà A4) toàn rác là rác. Anh em chúng tôi phải mất bao nhiêu công sức dọn dẹp, chỉnh sửa, cải trang giờ mới được như thế này. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động dù khó khăn, vất vả là thế nhưng với bản chất của người lính “Bộ đội Cụ Hồ” chúng tôi đã vượt qua và gặt hái được một số thành quả nhất định, đưa Công ty ngày càng phát triển. Hiện ở Công ty có 16 lao động là thương binh (chiếm 75% tổng số lao động), đặc biệt, người chèo lái Công ty là thương binh 1/4, mất 100% sức lao động - Ông Vũ Quang Hải.
Có vậy mới biết ý chí kiên trung của những người lính năm xưa nay trở về thời bình làm kinh tế. Trong thời chiến họ không hề nao núng trước mũi tên hòn đạn của quân thù, thời bình họ xông pha trên thương trường để tìm tòi sáng tạo, đưa ra hướng sản xuất, kinh doanh tạo công ăn việc làm cho anh em đồng đội với mức lương ổn định 3 triệu đồng/tháng (chưa kể những khoản được bồi dưỡng thêm).
Nhà trông giữ xe khang trang, sạch đẹp của Công ty được mọi người tín nhiệm. |
Ở mỗi dãy nhà để xe đều có bình phòng cháy, chữa cháy |
Dẫn chúng tôi đi quanh một vòng tham quan trụ sở và dừng chân lại ở một bãi trông giữ xe ô tô của Công ty. Trước mắt tôi là một nhà trông xe hai dãy dài khang trang, sạch đẹp, ở mỗi dãy nhà để xe đều có những bình phòng cháy, chữa cháy. “Để có được một nhà trông xe rộng gần 1.000m2 như ngày hôm nay chúng tôi đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức vào cải tạo. Trước đây là một bãi rác to đùng mà ai nhìn thấy đều lắc đầu ngao ngán. Khi chúng tôi bắt tay vào làm với tinh thần quyết tâm cao và cuối cùng cũng xây dựng được một bãi trông xe đàng hoàng, sạch sẽ. Qua quá trình hoạt động chúng tôi lại tiếp tục đầu tư sửa chữa và đến ngày hôm nay thì khách đến gửi xe ai nấy đều hài lòng” - ông Phạm Văn Thảo, Phó Giám đốc Công ty chia sẻ với chúng tôi.
Đại diện Lãnh đạo Quận Hoàng Mai đến thăm và tặng quà cho Công ty. |
Những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là doanh nghiệp dành cho thương binh và NKT như Công ty Thịnh Sơn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Công ty cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền sở tại cộng với sự lãnh đạo đúng hướng, sự đoàn kết, nhất trí của các thành viên trong Công ty nên Thịnh Sơn đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn xã hội. Doanh thu của hàng năm đạt trên dưới 2 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Công ty cũng thường xuyên quan tâm, chú trọng đến công tác từ thiện, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”…
Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất Ban Lãnh đạo cũng thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên (CBCNV) trong Công ty. Lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, thăm hỏi, động viên kịp thời CBCNV những lúc ốm đau, hiếu, hỷ… Hàng năm, vào dịp 27-7, Công ty thường tổ chức cho toàn thể CBCNV đi tham quan du lịch ở một số địa điểm có ý nghĩa lịch sử. Vì vậy, mọi người coi Công ty như là ngôi nhà thứ hai của mình, luôn gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau vì sự phát triển của Công ty. Thịnh Sơn xứng đáng là ngôi nhà chung ấm tình đồng đội của anh em thương binh.
Những suy tư trăn trở!
Ngày 20/8/2013, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội đã có Quyết định số 20/QĐ-SLĐTBXH về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên tổng số lao động là NKT cho Công ty Thịnh Sơn. Ngày 10/8/2015, Công ty đã nhận được quyết định lần hai về việc công nhận đơn vị sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh và NKT (theo quy định 2 năm cấp lại một lần). Tuy nhiên, từ đó đến nay, hơn 3 năm trời ròng Công ty Thịnh Sơn chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành. Hiện tại, Công ty phải đi thuê trụ sở mất hơn 300 triệu đồng/năm. Đây là một khoản tiền lớn mà Công ty phải chi ra cho việc thuê trụ sở, mặt bằng sản xuất trong khi hoạt động của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.
Trao đổi với tôi, ông Phạm Văn Thảo, thương binh 2/4, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Kể từ khi chúng tôi nhận được văn bản của Sở Lao động Hà Nội, chúng tôi chưa hề nhận được một chế độ ưu đãi nào đối với Công ty trong khi đó Công ty Thịnh Sơn có đến 75% lao động là thương binh, NKT. Công ty đã làm văn bản kiến nghị gửi các cấp, các ngành liên quan nhưng vẫn chưa nhận được kết quả. Đây là một thiệt thòi lớn đối với Công ty chúng tôi. “Chúng tôi có những mong muốn và kiến nghị các cấp, các ngành quan tâm xem xét giải quyết các thủ tục giấy tờ liên quan để Công ty được hưởng những chế độ ưu đãi của Nhà nước theo luật quy định. Nếu thời gian càng kéo dài, chúng tôi càng thiệt thòi mà mong muốn của Ban Giám đốc Công ty là làm sao cho đời sống của anh em thương binh ngày càng được cải thiện, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Đây là những vấn đề mà Lãnh đạo Công ty luôn trăn trở...” - Ông Thảo chia sẻ thêm.
Luật NKT ban hành năm 2010 đã được các Bộ, Ban, Ngành liên quan liên tục đốc thúc triển khai đi vào thực tế. Việc tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật này trong những năm qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc trợ giúp thương binh, NKT giảm bớt khó khăn. Đồng thời, đáp ứng một phần các nhu cầu, quyền lợi chính đáng của NKT. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp gặp phải vướng mắt như Công ty Thịnh Sơn. Những suy tư trăn trở của anh em thương binh là không biết vì nguyên nhân gì mà đề xuất của họ chưa được giải quyết? Vấn đề này rất cần các cơ quan, ban ngành liên quan quan tâm xem xét và giải quyết sớm nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng có công với nước.
Ngày 20/8/2013, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội đã có Quyết định số 20/QĐ-SLĐTBXH về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên tổng số lao động là NKT cho Công ty Thịnh Sơn. Ngày 10/8/2015, Công ty đã nhận được quyết định lần hai về việc công nhận đơn vị sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh và NKT (theo quy định 2 năm cấp lại một lần). Tuy nhiên, từ đó đến nay, hơn 3 năm trời ròng Công ty Thịnh Sơn chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành. Hiện tại, Công ty phải đi thuê trụ sở mất hơn 300 triệu đồng/năm. Đây là một khoản tiền lớn mà Công ty phải chi ra cho việc thuê trụ sở, mặt bằng sản xuất trong khi hoạt động của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.
Trao đổi với tôi, ông Phạm Văn Thảo, thương binh 2/4, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Kể từ khi chúng tôi nhận được văn bản của Sở Lao động Hà Nội, chúng tôi chưa hề nhận được một chế độ ưu đãi nào đối với Công ty trong khi đó Công ty Thịnh Sơn có đến 75% lao động là thương binh, NKT. Công ty đã làm văn bản kiến nghị gửi các cấp, các ngành liên quan nhưng vẫn chưa nhận được kết quả. Đây là một thiệt thòi lớn đối với Công ty chúng tôi. “Chúng tôi có những mong muốn và kiến nghị các cấp, các ngành quan tâm xem xét giải quyết các thủ tục giấy tờ liên quan để Công ty được hưởng những chế độ ưu đãi của Nhà nước theo luật quy định. Nếu thời gian càng kéo dài, chúng tôi càng thiệt thòi mà mong muốn của Ban Giám đốc Công ty là làm sao cho đời sống của anh em thương binh ngày càng được cải thiện, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Đây là những vấn đề mà Lãnh đạo Công ty luôn trăn trở...” - Ông Thảo chia sẻ thêm.
Luật NKT ban hành năm 2010 đã được các Bộ, Ban, Ngành liên quan liên tục đốc thúc triển khai đi vào thực tế. Việc tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật này trong những năm qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc trợ giúp thương binh, NKT giảm bớt khó khăn. Đồng thời, đáp ứng một phần các nhu cầu, quyền lợi chính đáng của NKT. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp gặp phải vướng mắt như Công ty Thịnh Sơn. Những suy tư trăn trở của anh em thương binh là không biết vì nguyên nhân gì mà đề xuất của họ chưa được giải quyết? Vấn đề này rất cần các cơ quan, ban ngành liên quan quan tâm xem xét và giải quyết sớm nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng có công với nước.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Bích Thuyến