Điểm chuẩn ngành y dược thấp kỉ lục: Chất lượng bác sĩ tương lai đáng báo động?
2016-08-16 11:26:09
0 Bình luận
Điểm chuẩn khối ngành đào tạo Y Dược luôn thu hút sự quan tâm của dư luận. Với mức điểm luôn cao chót vót ở một số trường trọng điểm như ĐH Y Hà Nội, Y dược Thái Bình... thì việc ĐH Kinh doanh công nghệ dự định lấy 18 điểm đã khiến dư luận dậy sóng.
Bởi lẽ, đây là ngành đặc thù nghề đòi hỏi “chất lượng cao” và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người.
Thế nên, khi ngành Y Đa khoa và Dược học của ĐH Kinh doanh Công nghệ dự định lấy 18 điểm (Mức điểm này áp dụng cho các tổ hợp môn xét tuyển Toán – Lý – Hóa, Toán – Hóa – Sinh và Toán – Lý – Sinh; thí sinh còn có thể trúng tuyển cả 2 ngành này bằng hình thức xét tuyển học bạ có tổng điểm trung bình chung cả năm 3 môn lớp 12 là 18) thì dư luận lại một lần nữa lo ngại.
Toàn cảnh điểm chuẩn các trường khối ngành y, dược năm 2016
Bởi nhìn xung quanh, ngành Y Đa khoa các trường đại học khác luôn ở top cao ngất ngưởng: ĐH Y Dược Thái Bình lấy điểm chuẩn là 25,25 điểm, ĐH Y Hải Phòng lấy 25 điểm, ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên lấy 24,75 điểm. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (HCM) lấy điểm chuẩn là 22,80. Đại học Y Hà Nội, ngành y đa khoa lấy điểm cao nhất là 27 điểm.
Trước đó, khi trao đổi với báo chí, ông Vũ Văn Hóa - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ cho biết, hiện Nhà trường đang tạm rút thông tin điểm chuẩn ngành y đa khoa và dược học là 18 song Nhà trường vẫn tuyển sinh nhưng sẽ chờ sự cho phép chính thức từ Bộ GD&ĐT.
Vì Y dược là khối ngành đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người nên với mức điểm đầu vào “khá thấp” so với mặt bằng chung của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đang khiến dư luận rất lo lắng và chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Liên quan đến vấn đề trên, PV đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS Lê Quang Hoành - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Y Thái Bình.
PGS. TS Lê Quang Hoành cho hay: “So với mặt bằng chung về đào tạo Y khoa ở các tỉnh miền Bắc, theo tôi được biết, không có trường nào lấy điểm chuẩn ngành Y Đa khoa dưới 22 điểm.
Điều đó có nghĩa, tuyển đầu vào của ngành là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng. Nếu đầu vào không tốt, trong quá trình học, giảng viên không sát sao, sinh viên không miệt mài thì sau này sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành hệ lụy cho xã hội.
Chúng ta cũng biết, y dược là ngành đặc thù, chỉ sơ sẩy một chút thôi chúng ta có thể khiến bệnh nhân của mình vĩnh viễn rời xa thế giới này. Vì thế, đào tạo y dược cũng hết sức thận trọng và tỉ mỉ ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào.
Nếu trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội lấy ở mức 18 là quá thấp. Điểm đầu vào của trường nên bằng điểm đầu vào của trường đại học y dược Thái Bình và Hải Phòng, đó là những trường vùng, tương đương với địa điểm của trường tại Bắc Ninh.
Nếu trường này muốn đào tạo ngành y dược thì nên lấy điểm chuẩn cao hơn để đảm bảo mặt bằng chung trong khối ngành y dược cũng như đảm bảo chất lượng. Bởi lẽ, chương trình ĐH dành cho khối ngành Y dược ở các trường đều dùng chung giáo trình của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục. Điều đó, đồng nghĩa với khi tốt nghiệp ngành y đa khoa trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Kinh doanh Công nghệ là như nhau. Điều đó gây sự bất công bằng với các cử nhân”.
Ngược lại, Thạc sĩ Lê Hồng Khanh - Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho hay: “Theo quan điểm của cá nhân tôi về mặt pháp lý, nếu Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội lấy điểm đầu vào cho ngành Y đa khoa và Dược học là 18 điểm, trên mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ Đại học là không làm sai quy định của Bộ GD-ĐT. Khi xét tuyển, họ sẽ căn cứ số lượng thí sinh nộp hồ và nguyên tắc xét tuyển điểm từ cao xuống thấp cho đủ chỉ tiêu được giao.
Dư luận xã hội cho rằng: Y dược là ngành đặc thù ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe của người dân nên nhiều người lo ngại với chất lượng đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đầu ra, điều đó cũng chưa hẳn chính xác. Bởi lẽ, 2016 là năm đầu tiên mà trường ĐH Kinh doanh Công nghệ mới được cấp phép đào tạo ngành y dược nên không thể nói trước được chất lượng đào tạo sau này sẽ kém hơn những trường khác.
Chúng ta cần biết, ngành y là ngành đặc thù nên thời gian học cũng khá dài, gần gấp đôi so với ngành học khác (5 - 6 năm). Điểm trúng tuyển đầu vào cao là khởi điểm tốt cho việc đào tạo nhưng chất lượng đầu ra thể hiện cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực học tập của sinh viên.
Điều đó đồng nghĩa với việc, không phải cứ học giỏi ở bậc tiểu học thì chắc chắn sẽ giỏi ở bậc THCS hay đạt loại giỏi khi tốt nghiệp THPT. Các bạn có thể học những trường đại học danh tiếng, điểm đầu vào cao “chót vót” nhưng nếu quá trình học dài tới 6 năm mà không nỗ lực lại cứ say sưa ngủ quên trên “chiến thắng” thì tới khi ra trường năng lực chưa chắc đã bằng một sinh viên xuất phát điểm thấp nhưng miệt mài, nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường y khoa.
Đào tạo Y khoa là ngành đặc thù, chất lượng sản phẩm đầu ra tốt cần đáp ứng nhiều yếu tố, trong đó ngưỡng điểm đầu vào chỉ chiếm một phần quan trọng nhưng không mang tính quyết định ra trường có làm được việc hay không”.
Thế nên, khi ngành Y Đa khoa và Dược học của ĐH Kinh doanh Công nghệ dự định lấy 18 điểm (Mức điểm này áp dụng cho các tổ hợp môn xét tuyển Toán – Lý – Hóa, Toán – Hóa – Sinh và Toán – Lý – Sinh; thí sinh còn có thể trúng tuyển cả 2 ngành này bằng hình thức xét tuyển học bạ có tổng điểm trung bình chung cả năm 3 môn lớp 12 là 18) thì dư luận lại một lần nữa lo ngại.
Toàn cảnh điểm chuẩn các trường khối ngành y, dược năm 2016
Bởi nhìn xung quanh, ngành Y Đa khoa các trường đại học khác luôn ở top cao ngất ngưởng: ĐH Y Dược Thái Bình lấy điểm chuẩn là 25,25 điểm, ĐH Y Hải Phòng lấy 25 điểm, ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên lấy 24,75 điểm. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (HCM) lấy điểm chuẩn là 22,80. Đại học Y Hà Nội, ngành y đa khoa lấy điểm cao nhất là 27 điểm.
Trước đó, khi trao đổi với báo chí, ông Vũ Văn Hóa - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ cho biết, hiện Nhà trường đang tạm rút thông tin điểm chuẩn ngành y đa khoa và dược học là 18 song Nhà trường vẫn tuyển sinh nhưng sẽ chờ sự cho phép chính thức từ Bộ GD&ĐT.
Điểm chuẩn ngành y đa khoa của ĐH Kinh doanh Công nghệ dự định là 18 đang gây nhiều tranh cãi |
Vì Y dược là khối ngành đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người nên với mức điểm đầu vào “khá thấp” so với mặt bằng chung của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đang khiến dư luận rất lo lắng và chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Liên quan đến vấn đề trên, PV đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS Lê Quang Hoành - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Y Thái Bình.
PGS. TS Lê Quang Hoành - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Y Thái Bình. |
PGS. TS Lê Quang Hoành cho hay: “So với mặt bằng chung về đào tạo Y khoa ở các tỉnh miền Bắc, theo tôi được biết, không có trường nào lấy điểm chuẩn ngành Y Đa khoa dưới 22 điểm.
Điều đó có nghĩa, tuyển đầu vào của ngành là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng. Nếu đầu vào không tốt, trong quá trình học, giảng viên không sát sao, sinh viên không miệt mài thì sau này sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành hệ lụy cho xã hội.
Chúng ta cũng biết, y dược là ngành đặc thù, chỉ sơ sẩy một chút thôi chúng ta có thể khiến bệnh nhân của mình vĩnh viễn rời xa thế giới này. Vì thế, đào tạo y dược cũng hết sức thận trọng và tỉ mỉ ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào.
Nếu trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội lấy ở mức 18 là quá thấp. Điểm đầu vào của trường nên bằng điểm đầu vào của trường đại học y dược Thái Bình và Hải Phòng, đó là những trường vùng, tương đương với địa điểm của trường tại Bắc Ninh.
Nếu trường này muốn đào tạo ngành y dược thì nên lấy điểm chuẩn cao hơn để đảm bảo mặt bằng chung trong khối ngành y dược cũng như đảm bảo chất lượng. Bởi lẽ, chương trình ĐH dành cho khối ngành Y dược ở các trường đều dùng chung giáo trình của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục. Điều đó, đồng nghĩa với khi tốt nghiệp ngành y đa khoa trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Kinh doanh Công nghệ là như nhau. Điều đó gây sự bất công bằng với các cử nhân”.
Ngược lại, Thạc sĩ Lê Hồng Khanh - Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho hay: “Theo quan điểm của cá nhân tôi về mặt pháp lý, nếu Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội lấy điểm đầu vào cho ngành Y đa khoa và Dược học là 18 điểm, trên mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ Đại học là không làm sai quy định của Bộ GD-ĐT. Khi xét tuyển, họ sẽ căn cứ số lượng thí sinh nộp hồ và nguyên tắc xét tuyển điểm từ cao xuống thấp cho đủ chỉ tiêu được giao.
Dư luận xã hội cho rằng: Y dược là ngành đặc thù ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe của người dân nên nhiều người lo ngại với chất lượng đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đầu ra, điều đó cũng chưa hẳn chính xác. Bởi lẽ, 2016 là năm đầu tiên mà trường ĐH Kinh doanh Công nghệ mới được cấp phép đào tạo ngành y dược nên không thể nói trước được chất lượng đào tạo sau này sẽ kém hơn những trường khác.
Chúng ta cần biết, ngành y là ngành đặc thù nên thời gian học cũng khá dài, gần gấp đôi so với ngành học khác (5 - 6 năm). Điểm trúng tuyển đầu vào cao là khởi điểm tốt cho việc đào tạo nhưng chất lượng đầu ra thể hiện cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực học tập của sinh viên.
Điều đó đồng nghĩa với việc, không phải cứ học giỏi ở bậc tiểu học thì chắc chắn sẽ giỏi ở bậc THCS hay đạt loại giỏi khi tốt nghiệp THPT. Các bạn có thể học những trường đại học danh tiếng, điểm đầu vào cao “chót vót” nhưng nếu quá trình học dài tới 6 năm mà không nỗ lực lại cứ say sưa ngủ quên trên “chiến thắng” thì tới khi ra trường năng lực chưa chắc đã bằng một sinh viên xuất phát điểm thấp nhưng miệt mài, nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường y khoa.
Đào tạo Y khoa là ngành đặc thù, chất lượng sản phẩm đầu ra tốt cần đáp ứng nhiều yếu tố, trong đó ngưỡng điểm đầu vào chỉ chiếm một phần quan trọng nhưng không mang tính quyết định ra trường có làm được việc hay không”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet