Độc quyền một bộ SGK: Nhóm biên soạn đã là người trí tuệ chuẩn nhất chưa?
Thông tin năm 2016 sẽ hoàn thiện bộ sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh miền Nam và học sinh miền Bắc đã gây ra không ít tranh cãi. Có nhiều ý kiến phản đối nhưng cũng có rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ việc biên soạn và phát hành nhiều bộ sách giáo khoa.
Trò chuyện cùng GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, GS Đại nói: “Cách đây rất lâu tôi tham dự cuộc họp ở Ban Bí thư Trung ương Đảng, khi đó đồng chí Nguyễn Thiện Nhân còn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng chí Nguyễn Tấn Sang - Thường trực Ban Bí thư chủ trì và tôi có đưa ra ý tưởng về một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa chứ không phải một chương trình một bộ sách như nền giáo dục của chúng ta hiện nay.
Nếu ai dó hiểu theo ý có hai bộ sách khác nhau dành cho học sinh miền Bắc, miền Nam, rồi có bộ SGK khác cho miền núi hay cho đồng bằng, thành phố, cho nông thôn thì đó là ý nghĩ cực kì sai lầm”.
GS Hồ Ngọc Đại |
Cũng theo GS Hồ Ngọc Đại, một chương trình nhiều bộ sách là để thống nhất cái gọi là “chuẩn quốc gia” trên tinh thần không áp đặt học sinh theo tư duy của nhóm tác giả biên soạn. Có rất nhiều cách, nhiều tư tưởng, nhiều hệ thống để giáo dục phát triển và điều tối kị là tình trạng mang trí tuệ của một vài người biên soạn, sau đó phát hành duy nhất một bộ sách và bắt học sinh cả nước học theo.
Chẳng ai có thể biết được nhóm biên soạn SGK “độc nhất” hiện nay liệu đã phải những người trí tuệ chuẩn nhất hay chưa? Vậy tại sao chúng ta không để nhiều nhóm tác giả biên soạn sách nhưng chung một mục tiêu giáo dục và để học sinh tự lựa chọn sách cho mình?
“Một chương trình giáo dục có nhiều bộ sách nhưng tất cả các bộ sách ấy phải chung một mục tiêu, giống nhau theo đúng nguyên tắc: “Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một và sách giáo khoa cũng là một”. Một quyển sách tốt là một quyển sách được học sinh ở khắp nơi sử dụng trên phương diện tình nguyện lựa chọn chứ không phải “SGK chiếm thế độc tôn” rồi bắt học sinh khắp nơi học như hiện nay.
Một chương trình giáo dục nhiều bộ sách là lộ trình tốt nhất và hợp lý nhất hiện nay đối với giáo dục Việt Nam và tôi ủng hộ lộ trình này. Điều này cũng đã được các nước phương Tây thực thi từ rất lâu”.
Trả lời câu hỏi về dư luận, GS Đại cho rằng khi dùng sách giáo khoa thì đòi hỏi phải có nhiều bộ sách để tránh độc quyền. Khi có nhiều bộ sách thì lại phản đối với các lý do khác nhau là rất khó cho ngành giáo dục. Vả lại, đây là chủ trương đã được Quốc hội thông qua nên cứ theo Nghị quyết mà thực hiện.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.