Vì sao được công nhận thương binh 50 năm vẫn chưa được hưởng chế độ?

2021-10-11 07:00:00 0 Bình luận
Mang trên mình thương tích của chiến tranh để lại, hơn 50 năm được công nhận thương binh. Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Thành (SN 1951) trú tại xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chưa một lần được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với người có công với cách mạng.

Chiến tranh kết thúc, giải phóng dân tộc hoàn toàn thống nhất đất nước và giúp đất nước bạn Campuchia giải phóng khỏi chế độ Khmer Đỏ. Năm 1983 rời quân ngũ trở về quê hương sống một cuộc sống lầm lũi với núi rừng, cùng với những cơn đau hành hạ do vết thương trên cơ thể của chiến tranh để lại.

Bên trong ngôi nhà chật hẹp "không cánh cửa" tồn tại với thời gian cuộc sống của người chiến sỹ cách mạng sau khi từ quân ngũ trở về, mặc dù năm nay đã ở tuổi 70. Thân hình gầy gò ốm yếu, nhưng luôn toát lên khí phách anh dũng của một người chiến sĩ bùng cháy rực lên khi ai đó nhắc đến kháng chiến giải phóng dân tộc.

Hình ảnh ông Nguyễn Văn Thành người đã được công nhận thương binh nhưng hơn 50 năm vẫn chưa được hưởng chế độ đang ngồi tiếp phóng viên.

Ông Thành cho biết: Năm 1968 theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông đã lên đường nhập ngũ vào chiến trường. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh, ông được biên chế vào C45 - D4 - E22 tỉnh Bình Định tham gia chiến đấu, tại đây ông tham gia nhiều trận đánh rất ác liệt, dành giật nhau với địch từng tấc đất, gốc cây. Ngày 7 tháng 5 năm 1970, trong một trận đánh phục kích tại xã Bình Thuận, Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định. Không may bị thương nặng ở cánh tay phải và mạn sườn phải phía sau lưng, khi bị một mảnh đạn găm vào phổi, được đơn vị đưa ra ăn dưỡng, trị thương tại đội 5 đoàn 70 thuộc Quân khu 4. Tại đây ông được đưa đi giám định thương tật với tỷ lệ 21%, đồng thời được cấp sổ thương binh. 

Nhưng với ý chí và khí phách anh dũng của người chiến sĩ, dù sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn nhưng tháng 4 năm 1972 ông xin trở lại đơn vị để tiếp tục chiến đấu bên các đồng đội tại đơn vị C6 - D8 - E18 - F325 tại chiến trường Quảng Trị cho đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng với cấp bậc là Đại đội phó, kết thúc chiến tranh. Năm 1976, ông được điều chuyển sang làm quân quản (cai quản tù binh Ngụy).

Trích sao quyết định cấp sổ thương binh của ông Thành được đồng đội tìm thấy tại Sở LĐ - TBXH tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1977, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, ông lại được biên chế vào Đoàn 77, Quân khu 7 tham gia chiến đấu trên đất bạn Campuchia chống lại quân diệt chủng Khmer Đỏ. Trong một lần bị địch tấn công vào nơi đóng quân một cách ác liệt, toàn đơn vị được lệnh di chuyển khẩn cấp đến nơi an toàn nên bị mất toàn bộ quân tư trang, trong đó có cả sổ thương binh. Từ đó đến nay cũng chưa một lần được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với người có công với cách mạng.

Trong cơ thể mang mảnh đạn, khi trái gió trở trời lại đau không thể lao động như những người bình thường nên cuộc sống rơi vào cảnh túng thiếu. Nhiều lần cũng rất muốn đi gõ cửa các cơ quan chức năng để xin cấp lại sổ và hưởng chế độ thương binh, nhưng vì sức khỏe yếu, kinh tế khó khăn, con cái cũng do ảnh hưởng của chất độc Da Cam nên không được trọn vẹn. Năm 2020, hai người đồng đội cùng chiến đấu ngày xưa tìm về thăm là ông Nguyễn Như Hoành đang sinh sống tại TP. Hà Tĩnh và ông Phạm Viết Cầu ở xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, nghe tôi kể lại sự việc năm xưa cùng với thấy hoàn cảnh hiện tại của tôi quá khó khăn nên hứa giúp tôi đi tìm lại chế độ.

Ông Nguyễn Như Hoành đồng đội cùng chiến đấu tại chiến trường cho biết: "Khi chúng tôi vào thăm đồng đội, hỏi  thì mới biết anh Thành thiệt thòi như vậy. Tôi và anh Cầu đã cùng nhau đi gõ cửa các đơn vị có liên quan như Quân khu 4, Sở LĐTB&XH tỉnh, Tỉnh đội Hà Tĩnh..." 

Tỉnh đội Hà Tĩnh cho biết, hồ sơ Đoàn 70 là do Quân khu 4 lưu giữ. Ngày 6.10.2020 gặp thượng tá Hoàng Hữu Dũng, cán bộ Phòng chính sách Quân khu 4, lục, tìm thấy tên ông Thành trong tập hồ sơ của Đoàn 70 tại cuốn số 3, số thứ tự 863, số QĐ: 4195/NB. Qua trao đổi anh Dũng nói nếu những trường hợp giám định từ năm 2000 trở về sau thì Quân khu lưu trữ, còn trước đó thì đã chuyển về cho ngành LĐ-TBXH các tỉnh. 

Sau nhiều lần đi lại cuối cùng tôi tìm thấy được hồ sơ, giấy tờ gốc liên quan đến chế độ thương tật của ông Thành đang được lưu trữ tại Sở LĐ - TBXH tỉnh Hà Tĩnh gồm: 1 giấy chứng nhận bị thương; 1 giấy xác định thương tật; 1 giấy trích sao quyết định cấp sổ thương binh, nhưng từ đó đến nay đã gần một năm trôi qua, dù đã có sự vào cuộc của Quân khu 4, đoàn Đại biểu Quốc Hội, Ban chính sách Tỉnh đội Hà Tĩnh, Huyện đội Kỳ Anh... nhưng đến này đã gần 1 năm trôi qua, sức khỏe ông Thành ngày một yếu đi nhưng chế độ ông đáng được hưởng vẫn chưa đến. Chúng tôi kính đề nghị các cấp, ngành có liên quan sớm giải quyết chế độ theo chính sách người có công đúng quy định của Đảng và nhà nước cho ông Nguyễn Văn Thành", ông Hoành nói. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...